Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Đã có hướng dẫn chi tiết tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

Ngày 15/8/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết một số thuật ngữ sử dụng trong tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Hướng dẫn chi tiết tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

Hướng dẫn chi tiết tội gian lận trốn đóng bảo hiểm

Nghị quyết xác định rõ một số hành vi vi phạm liên quan đến bảo hiểm làm căn cứ định tội như sau:

- Trốn đóng bảo hiểm: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ các loại bảo hiểm này cho người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia.

- Không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN: Người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập, chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH theo quy định.

- Không đóng đầy đủ: Người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập hồ sơ, chứng từ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH.

- Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ: Người sử dụng lao động cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan có thẩm quyền.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.

LuatVietnam.vn
Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục