Quyết định 5485/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2015 của Thành phố Hà Nội

thuộc tính Quyết định 5485/QĐ-UBND

Quyết định 5485/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2015 của Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5485/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Hồng Khanh
Ngày ban hành:27/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
---------
Số: 5485/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO 1000 CÔNG CHỨC NGUỒN LÀM VIỆC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2012-2015 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
---------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của BNội vụ quy định chi tiết một số điều của Nghị định s 24/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo bồi dưỡng công chc, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Chương trình số 01-CTr/TU ngày 18/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thí điểm Đào tạo 1000 công chức nguồn làm vic ti xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015 của Thành phHà Nội.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phân bổ chỉ tiêu đào tạo, phối hợp với Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xét chọn học viên theo đúng cơ cấu, điều kiện tiêu chuẩn để tổ chức đào tạo theo quy định của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TVTU;
- TT HĐNDTP;
- Đc Chủ tịch và các PCT UBNDTP;
- Ban TCTU;
- PVP P.C. Công;

- Lưu: VT,
NC, SNV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Khanh
 



ĐỀ ÁN
THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO 1000 CÔNG THỨC NGUỒN LÀM VIỆC TẠI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012
 của UBND thành phố Hà Nội)
 
Phần thứ nhất.
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
 
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DNG ĐỀ ÁN
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Nghị quyết s17-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng (khoá IX) về đi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn;
- Nghị định s 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về Đào tạo, Bồi dưỡng công chức;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ Quy đnh về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trn;
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 ca Bộ Tài chính Quy định vic lập dự toán quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC;
- Chương trình số 01-CTr/TU ngày 18/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao năng lc lãnh đo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011- 2015;
- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 -2015.
II. THC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới Thủ đô, thành phHà Nội hiện có 577 xã, phường, thị trấn, trong đó:
- 1561 xã, phường, thị trấn loại 1;
- 3151 xã, phường, thị trấn loại 2;
- 1061 xã, phường, thị trấn loại 3.
Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, định biên tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn thành phố là 13.373 biên chế, trong đó 6.723 biên chế cán bộ chuyên trách và 6.650 biên chế công chức chuyên môn (Xem Phụ lục về định biên và bố trí cán bộ công chức cp xã).
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã:
Tổng số cán bộ chuyên trách cấp xã hiện có (tính đến hết tháng 6/2012) là 6.004/6.723 người, đạt 89,3% so với định biên, gồm 11 chức danh sau:
- thư Đảng ủy;
- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy;
- Chủ tịch HĐND;
- Phó Chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch UBND;
- Phó Chủ tịch UBND;
- Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc;
- Bí thư Đoàn Thanh niên;
- Chủ tịch Hội Phụ nữ;
- Chủ tịch Hội Nông dân;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
* Về trình độ chuyên môn:
+ Số cán bộ có trình độ đại học: 2.006 (33,41%);
+ Số cán bộ có trình độ cao đẳng: 381 (6,35%);
+ Số cán bộ có trình độ trung cấp: 1.421 (23,67%);
+ Số cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo: 2.196 (36,57%).
* Về trình độ luận chính trị:
+ Số cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp: 306 (5,1%);
+ Số cán bộ có trình độ trung cấp: 3.781 (63%).
2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã:
Tổng số công chức cấp xã hiện (tính đến hết tháng 6/2012) có: 5.650/6.650 người, (đạt 84,96 % so với định biên), gm 7 chức danh sau:
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Trưởng Công an xã;
- Văn phòng - Thống kê;
- Địa chính - Xây dựng - Đô thị - Môi trường đối với phường, thị trấn hoăc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường đối với xã (sau đây gọi tắt là Địa chính - Xây dựng);
- Văn hóa - Xã hội;
- Tư pháp - Hộ tịch;
- Tài chính - Kế toán.
- Về trình độ chuyên môn:
+ Số công chức có trình độ thạc sỹ: 06 (0,14%);
+ Số công chức có trình độ đại học: 3.282 (58,11%);
+ S công chức có trình độ cao đẳng: 517 (9,15%);
+ Số công chức có trình độ trung cấp: 1.841 (32,60%).
* Về trình độ lý luận chính trị:
+ Số công chức có trình độ cử nhân, cao cấp: 16 (0,38%);
+ Số công chức có trình độ trung cấp: 1.246 (30%).
* Về cơ cấu các chức danh công chức hiện có so với định biên (hiện có/định biên), như sau:
 

- Chỉ huy trưởng Quân sự:
575/577 (98,65%);
- Trưởng Công an xã:
378/420 (90,0%);
- Văn phòng - Thống kê:
1155/1404 (82,26%);
- Địa chính - Xây dựng:
1054/1222 (86,25%);
- Tài chính - Kế toán:
728/746 (97,58%);
- Tư pháp - hộ tịch:
965/1061 (90,95%);
- Văn hóa - Xã hội:
970/1220 (79,50%).
 
III. ĐÁNH GIÁ THƯC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
* Về phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình thực thi công vụ:
- Cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mac - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện cần - kiệm – liêm chính - chí công vô tư; không tham nhũng, lãng phí.
- Có ý thức và lập trường đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; đng thời gương mu rèn luyện đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh; vận động gia đình chấp hành các chủ trương, đường li của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Thái độ giao tiếp ca công chức thực thi nhiệm vụ với các tổ chức, công dân đúng mực, trách nhiệm, tận tình và chu đáo.
* Về chất lượng, hiệu quả đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao
- Về cơ bản, đội ngũ công chức cấp xã đều có trình độ chuyên môn phù hợp đạt chuẩn trở lên; tỉ lệ cán bộ, công chức trẻ có trình độ đại học được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây; nhiều cán bộ, công chức xã, thị trn có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý điu hành, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thuyết trình v.v.. Do đó chất lượng, năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.
2. Hn chế:
* Về tinh thần trách nhiệm, thái độ đối với công dân
- Còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tổ chức và công dân; Cá biệt một số công chức cp xã còn có biu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi giải quyết công việc, gây khó khăn cho tổ chức và công dân.
Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn biểu hiện ngại va chạm, né tránh những vụ việc phức tạp, khó khăn; vẫn còn hiện tượng nể nang trong giải quyết công việc khiến hiệu quả công việc không cao.
* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi công vụ:
- Số lượng công chức cấp xã vẫn còn thiếu so với định biên được giao, nhất là công chức làm công tác Địa chính - Xây dựng và công chức ở bộ phận một cửa. Ngun cán bộ kế cận cho các chức danh cán bộ cấp xã còn hạn chế, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao, số cán bộ có trình độ sơ cp hoặc chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều (chiếm 36,57%).
- Một số cán bộ, công chức cấp xã còn có biểu hiện ngại học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp và tinh thn trách nhiệm trong thực thi công vụ của một scán bộ, công chức còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu tính chủ động, sáng tạo và thiếu tinh thn hợp tác, phi hợp trong công việc, nên hiệu quả công tác chưa cao.
- Một số cán bộ, công chức cấp xã còn chưa nhận thức đúng về quyền và trách nhiệm của mình; không nắm vững các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý kinh tế, trật tự xây dựng, quản lý đất đai; Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý của công chức cấp xã còn nặng tính chủ quan, tùy tiện, cảm tính, chưa đúng với quy định của pháp luật, dẫn đến sai phạm gây bức xúc cho tổ chức công dân.
- Công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức địa chính - xây dựng, công chức tư pháp - hộ tịch ở một sxã, phường, thị trấn còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế:
Do lịch sđể lại, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa số đã công tác lâu năm, tuy nhiều kinh nghiệm nhưng không được đào tạo bài bản, một số khác chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ.
Công tác quy hoạch, tạo nguồn chất lượng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chc cấp xã còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính chủ động.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã mặc dù đã được đổi mới nhưng nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu vchuyên môn nghiệp vụ, vẫn còn nặng về lý thuyết.
 
Phần thứ hai.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
 
I. MỤC TIÊU, YÊU CU
1. Mục tiêu:
Tđiểm Đào tạo 1000 công chức nguồn chất lượng cao để bổ sung công chức trẻ, được đào tạo cơ bản cho đội ngũ công chức cấp xã và thay thế đội ngũ cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu tại các cơ quan hành chính các cấp các ngành thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015.
2. Yêu cầu:
Hc viên tham dự khóa đào tạo phải đảm bảo đúng cơ cấu tiêu chuẩn quy định, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.
Sau đào tạo học viên có khả năng đáp ứng và thích nghi với yêu cầu công việc ở cơ sở.
II. NỘI DUNG CỦA Đ ÁN
1. Chỉ tiêu đào tạo:
a) Số lượng: 1000 công chức chuyên môn (trung bình mỗi xã, phường, thị trấn tuyển chọn 02 công chức), chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2012 - 2013: đào tạo 500 người;
+ Giai đoạn 2014 - 2015: đào tạo 500 người.
b) Cơ cấu, chức danh: theo 5 chức danh công chức chuyên môn cấp xã, cụ th:
+ Chức danh Văn phòng - Thống kê: các ngành đào tạo: Hành chính công, Luật, công nghệ thông tin, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn phòng.
+ Chức danh Tư pháp - Hộ tịch: các ngành đào tạo: Luật, Hành chính công.
+ Chức danh Địa chính - Xây dựng: các ngành đào tạo: Địa chính, Kiến trúc, Xây dựng, Kinh tế xây dựng, Quản lý đt đai.
+ Chc danh Văn hóa - Xã hội: các ngành đào tạo: Quản lý Văn hóa thông tin, Báo chí tuyên truyền, Lao động xã hội.
+ Chức danh Tài chính - Kế toán: các ngành đào tạo: Tài chính, Kế toán.
2. Đối tượngđào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện công lập, hệ chính quy; Người có bằng tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy, hiện đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng trở thành công chức nhà nước của thành phố.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với học viên:
a) Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
- Là công dân Việt Nam, có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang chịu các biện pháp giáo dc ti xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ schữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học (đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học) ở nước ngoài loại giỏi, xuất sắc, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức ngun;
- Có trình độ ngoại ngữ B trở lên một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc; Trình độ tin học văn phòng;
- Tuổi đời tính đến thời điểm nộp hồ sơ: không quá 27 tuổi đối với người tốt nghiệp đại học, không quá 30 tuổi đối với người có trình độ thạc sĩ, không quá 35 tuổi đối với người có trình độ tiến sĩ;
- Có đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
- Cam kết sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo công tác ít nhất 5 năm tại xã, phường, thị trấn được phân công;
b) Trường hợp không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội phải có một trong các điều kiện sau đây:
+ Bằng tốt nghip đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn.
+ Bằng tốt nghiệp tiến sỹ hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.
c) Trường hợp là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi của thành phố, đăng ký về làm việc tại xã phải có Bằng tốt nghiệp đại học công lập h chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.
4. Tổ chức chiêu sinh và đào tạo giai đoạn 2012-2013:
Công tác chiêu sinh, đào tạo học viên các lớp nguồn giai đoạn 2012 - 2013 thực hiện theo quy trình sau:
a) Quy trình chuẩn bị:
- UBND Thành phố căn cứ nhu cầu công chức nguồn của xã, phường, thị trấn, quyết định phân bổ chỉ tiêu đào tạo.
- Thông báo chỉ tiêu, điều kiện tiêu chuẩn công chức nguồn trên các phương tin thông tin đại chúng, tại trụ sở UBND quận huyện, thị xã.
- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức đào tạo.
- Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác chiêu sinh và đào tạo.
b) Quy trình chiêu sinh:
- UBND các quận huyện, thị xã được phân bổ chỉ tiêu: thành lập Hội đồng xét chọn học viên để tổ chức tiếp nhận hồ sơ, lựa chọn học viên nếu số lượng hsơ nhiều hơn chỉ tiêu đào tạo, tổng hợp danh sách, báo cáo kết quả lựa chọn kèm theo hồ sơ của học viên gửi về UBND thành phqua Sở Nội vụ.
- Hội đồng xét chọn học viên cấp huyện có 5 thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo quận, huyện, thị xã, đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ và các phòng ban chuyên môn, liên quan.
- Sở Nội vụ tổng hợp kết quả xét chọn học viên, điều tiết hồ sơ đủ điều kiện từ xã, phường, thị trấn có nhiều hồ sơ về xã, phường, thị trấn không có hồ sơ (căn cứ đơn tình nguyện của học viên); tổng hợp danh sách học viên chính thức trình UBND Thành phố phê duyệt.
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
* Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo: các lớp nguồn đào tạo tập trung 18 tháng tại Trường ĐTCB Lê Hồng Phong số 220 Đường Láng quận Đng Đa, Hà Nội.
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
- Kiến thức QLNN tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.
- Chương trình Trung cấp lý luận chính trị.
- Kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ theo các chức danh chuyên môn.
- Kỹ năng: giao tiếp hành chính, dân vận, tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch, chương trình, đán và kỹ năng tổ chức thực hiện.
- Kiến thức về Hà Nội:
- Kiến thức cơ bản về Hà Nội.
- Các chuyên đề: quản lý đô thị Hà Nội, Nông thôn Hà Nội, Kinh tế Văn hóa - Xã hội Hà Nội.
- Thực tập tại cơ sở 2 tháng.
III. KINH PHÍ THC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện:
 

- Kinh phí xây dựng, phê duyệt Đề án
85.000.000 đ
( Xây dựng đề cương, dự thảo đề án, tổ chức hội thảo …)
- Kinh phí tổ chức chiêu sinh
140.000.000 đ
(Tổ chức hội nghị triển khai, thu nhận hồ sơ, tổng hợp danh sách, phỏng vấn…..)
- Kinh phí xây dựng nội dung chương trình, tài liệu đào tạo:
100.000.000 đ
- Kinh phí tổ chức đào tạo (giảng dạy, quản lý lớp, đi nghiên cứu thực tế….. bình quân 20 triệu/học viên)
20.000.000.000 đ
- Kinh phí hỗ trợ hàng tháng (2,0 lần lương tối thiểu/tháng)
37.000.000.000 đ
- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên (50.000đ/ngày)
20.000.000.000 đ
- Quản lý thực hiện Đề án (10%)
80.000.000 đ
Tổng dự toán kinh phí của Đ án là: 77.415.000.000 đ
 
2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: ngân sách thành phố cấp.
IV. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN
1. Quyền li của học viên lớp nguồn:
Học viên các lớp nguồn được hưởng các quyền lợi sau:
- Trong thời gian học tập trung được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí theo chế độ đặc thù của thành phố: hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo (kinh phí học tập, tài liệu); Được hỗ trợ tiền ăn theo quy định, trợ cấp kinh phí hàng tháng bng 2,0 lần lương tối thiểu; Học viên xa được bố trí chỗ ở tại ký túc xá của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hng Phong;
- Sau khi kết thúc khóa đào tạo, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp kết hợp với thi tuyển công chức;
- Học viên đỗ tt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị, Chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên; Chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành; Được tuyển dụng công chức làm việc tại xã, phường, thị trn. Được hưởng 100% lương ngạch chuyên viên theo quy định ktừ ngày ký quyết định tuyn dụng.
- Học viên tình nguyện làm việc tại các xã không có người đăng ký được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại trong thời gian công tác 5 năm tại xã.
- Trong thời gian công tác tại xã, phường, thị trấn, tùy theo năng lực và khả năng được đánh giá, xét đề cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại xã, phường, thị trấn;
- Sau 5 năm công tác tại cơ sở kể từ ngày có Quyết định tuyển dụng, được xét tuyển công chức hành chính bổ sung cho đội ngũ CBCC nghỉ hưu làm việc tại UBND quận, huyện, thị xã, sở, ngành Thành ph.
2. Nghĩa vụ của học viên lớp nguồn:
- Thực hiện nghĩa vụ học tập rèn luyện theo nội quy của cơ sở đào tạo và các nghĩa vụ khác của học viên theo quy định.
- Sau khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác của tổ chức về xã, phường, thị trấn công tác ít nhất 5 năm, kể từ ngày có Quyết định tuyển dụng;
- Bi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ khác nếu tự ý bỏ học, không tốt nghiệp khóa đào tạo hoặc không thực hiện đúng cam kết.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Tchức chiêu sinh giai đoạn 2012-2013: hoàn thành trước 30/12/2012.
- Tổ chức đào tạo nguồn công chức giai đoạn 2012-2013: từ tháng 01/2013.
- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm giai đoạn 2012-2013: tháng 7/2014.
- Triển khai công tác chiêu sinh và đào tạo giai đoạn 2014-2015: từ tháng 8/2014.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Chủ trì tổ chức chiêu sinh các lớp nguồn trên cơ sở kết quả lựa chọn của quận, huyện, thị xã;
- Thông báo kết quả và triệu tập học viên;
- Phối hợp xây dựng nội dung chương trình và quản lý học viên;
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ học viên các lớp nguồn;
- Quyết định tuyển dụng công chức sau thi tuyển;
- Phối hợp theo dõi, quản lý, đánh giá công chức nguồn trong thời gian đào tạo và sau tuyển dụng.
- Báo cáo đánh giá công tác đào tạo nguồn công chức các giai đoạn.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng kế hoạch kinh phí và cấp phát kinh phí xây dựng đề án, kinh phí tuyển chọn và kinh phí tổ chức đào tạo công chức nguồn.
3. UBND quận, huyện, thị xã:
- Đăng ký chức danh, ngành đào tạo công chức nguồn theo chỉ tiêu được phân bổ;
- Thu nhận hồ sơ và tổ chức lựa chọn học viên;
- Gửi danh sách và hồ sơ đủ điều kiện gửi về Sở Nội vụ;
- Bố trí thực tập tại cơ sở cho học viên thuộc chỉ tiêu của quận, huyện;
- Tiếp nhận và phân công công tác cho học viên sau tuyển dụng theo chỉ tiêu phân bổ của đề án;
- Định kỳ hàng năm kiểm tra đánh giá việc bố trí sử dụng công chức ngun của các xã, phường, thị trấn. Tổng hợp đánh giá xếp loại công chức nguồn thuộc quận, huyện, thị xã báo cáo UBND thành ph.
- Thu hồi kinh phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ theo quy định đối với công chức nguồn vi phạm cam kết.
- Đxuất tuyển dụng đặc cách thành công chức hành chính sau 5 năm công tác đi với công chức nguồn.
4. Các Sở, ngành liên quan: phối hợp xây dựng nội dung chương trình đào tạo các lớp nguồn công chức.
- Đăng ký tiếp nhận công chức nguồn sau 5 năm công tác tại xã, phường, thị trấn.
5. Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong:
- Chủ trì xây dựng nội dung chương trình, tài liệu học tập.
- Xây dựng dự toán kinh phí đào tạo cho cả khóa học;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo; Tổ chức đào tạo và quản lý các lớp nguồn công chức.
- Cấp bằng và chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án nếu có khó khăn vướng mắc các cơ quan đơn vị báo cáo UBND thành phố qua Sở Nội vụ để nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.
 
PHỤ LỤC
ĐỊNH BIÊN VÀ BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Kèm theo Đán thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường,
 thị trấn giai đoạn 2012-2015)
 
1.Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch s 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, quy định về định biên đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn như sau:
- , phường, thị trấn loại 1: Bố trí không quá 25 người;
- Xã, phường, thị trấn loại 2: Bố trí không quá 23 người;
- Xã, phường, thị trấn loại 3: Bố trí không quá 21 người;
Đội ngũ cán bộ bầu cử có 11 chức danh, gồm:
- Bí thư Đảng ủy;
- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy;
- Chủ tịch HĐND;
- Phó Chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch UBND;
- Phó Chủ tịch UBND;
- Chủ tịch UBMT Tổ quốc;
- Bí thư Đoàn thanh niên;
- Chủ tịch Hội phụ nữ;
- Chủ tịch Hội Nông dân;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2. Theo quy định của pháp luật, tùy theo số dân, sẽ có xã, phường, thị trấn có Phó Chủ tịch UBND. Với những xã, phường, thị trấn có 02 Phó Chủ tịch UBND thì đội ngũ cán bộ bầu cử sẽ có 12 người (hoặc 11 người đối với phường không sản xuất nông nghiệp). Số định biên còn lại (từ 10 đến 13 biên chế) sẽ b trí 07 chc danh công chức, gm có:
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Trưởng Công an xã;
- Văn phòng - Thống kê;
- Địa chính - Xây dựng;
- Văn hóa - Xã hội;
- Tư pháp - Hộ tịch;
- Tài chính - Kế toán.
Đối với xã, phường, thị trấn có 10 biên chế công chức (có sbiên chế công chức ít nhất), định hướng bố trí như sau:
- Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 01 người;
- Chức danh Trưởng Công an, bố trí mỗi xã, thị trấn (nơi không bố trí lực lượng công an chính quy) 01 người;
- Chc danh Văn phòng - Thống kê, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 02 người;
- Chc danh Địa chính - Xây dựng, btrí mỗi xã, phường, thị trấn 02 người;
- Chc danh Văn hóa - Xã hội bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 02 người;
- Chc danh Tư pháp - Hộ tịch, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 01 người;
- Chc danh Tài chính- Kế toán bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 01 người;
Số biên chế còn lại sẽ căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, phường thị trấn để bổ sung thêm vào các chức danh theo thứ tự ưu tiên: Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng – Thng kê, Tài chính - Kế toán (trong đó tập trung vào các xã, phường, thị trn loại 1, loại 2).
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng