Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy định 145-QĐ/TW 2024 chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quy định 145-QĐ/TW
Cơ quan ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 145-QĐ/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quy định | Người ký: | Trương Thị Mai |
Ngày ban hành: | 10/05/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Quy định 145-QĐ/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 145-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024 |
QUY ĐỊNH
Về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng
đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
________________
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII;
- Căn cứ các quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về công tác cán bộ,
Bộ Chính trị quy định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, thời gian, hình thức và phân cấp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, cơ quan tham mưu của cấp ủy các cấp, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
b) Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được phân thành 3 nhóm bồi dưỡng như sau:
- Nhóm 1: Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nhóm 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Nhóm 3: Cán bộ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, chất lượng, hiệu quả công tác và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
2. Yêu cầu
a) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là chế độ bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ và cấp ủy, tổ chức đảng.
b) Việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là hoạt động củng cố, bổ sung kiến thức cần thiết, kiến thức mới về lý luận chính trị, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới (không bao gồm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp, quản lý nhà nước, dự nguồn, kiến thức quốc phòng và an ninh, quán triệt nghị quyết,...).
2. Phân cấp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là việc giao thẩm quyền, trách nhiệm cho cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Điều 4. Nội dung bồi dưỡng
1. Định hướng nội dung bồi dưỡng
a) Kết quả tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quan điểm, đường lối của Đảng và những kiến thức góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học lãnh đạo, quản trị, quản lý; về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách.
b) Nội dung mới được ban hành trong các nghị quyết, văn bản của Đảng gắn với đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương.
d) Kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến; kinh nghiệm xử lý vấn đề phức tạp phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản trị, quản lý.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cụ thể hóa, định hướng nội dung phù hợp thành các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng tham gia.
Điều 5. Báo cáo viên
1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (đương chức và nguyên chức); nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng trình bày chuyên đề.
2. Báo cáo viên nước ngoài có uy tín, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Thời gian, hình thức
1. Thời gian
a) Nhóm 1: Thời gian cụ thể do Bộ Chính trị quyết định.
b) Nhóm 2: Ít nhất 5 ngày/nhiệm kỳ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định.
c) Nhóm 3: Ít nhất 7 ngày/nhiệm kỳ do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ quyết định.
2. Hình thức
Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Điều 7. Phân cấp bồi dưỡng
1. Đối với Nhóm 1 và Nhóm 2
- Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm và chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm; chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định nội dung và đề xuất báo cáo viên.
2. Đối với Nhóm 3
a) Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.
b) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp, hướng dẫn các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương xây dựng và thẩm định nội dung chuyên đề; giới thiệu báo cáo viên.
c) Các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cụ thể hóa việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.
d) Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cụ thể hóa, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề và tổ chức triển khai thực hiện bồi dưỡng đối với cán bộ thuộc quyền quản lý.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, trường chính trị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, thẩm định nội dung chương trình bồi dưỡng và tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với trường chính trị cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo có liên quan khác tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các cơ quan liên quan lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gương mẫu thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng; đề cao ý thức tự học tập, rèn luyện.
3. Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Định kỳ cuối năm, cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả bồi dưỡng.
5. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, | T/M BỘ CHÍNH TRỊ |