Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 17/2018/NQ-HĐND Bình Phước quy định chính sách khuyến khích hỗ trợ cán bộ công chức viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 17/2018/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 17/2018/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Trần Tuệ Hiền |
Ngày ban hành: | 14/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Nghị quyết 17/2018/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2018/NQ-HĐND | Bình Phước, ngày 14 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước
_______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 ngày 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Xét Tờ trình số 85/TTr-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 31/BC-HĐND ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước (có Quy định chi tiết kèm theo).
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2018 và thay thế Nghị quyết số 25/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THAM GIA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ THU HÚT NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là CBCCVC) tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đào tạo, bồi dưỡng
a) Cán bộ, công chức (gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh; ở huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện); Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố;
c) Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thu hút
a) Người tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên (đối với ngành y tế), giỏi ở các cơ sở đào tạo trong nước (theo xếp hạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc nước ngoài;
b) Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học;
c) Giáo sư, Phó Giáo sư; các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế biến nông sản, Luật (tư vấn chính sách)...
Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực
1. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý CBCCVC, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị;
b) Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm;
c) Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức;
d) Cam kết phục vụ tại cơ quan, đơn vị gấp 02 lần thời gian đào tạo.
2. Nguyên tắc thu hút nhân lực
a) Thu hút nhân lực phù hợp với danh mục, ngành nghề cần thu hút;
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả;
c) Cam kết phục vụ tại cơ quan, đơn vị gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm, quy hoạch cán bộ và nhu cầu của tỉnh.
Điều 4. Điều kiện đào tạo sau đại học
1. Đối với cán bộ, công chức
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
d) Cán bộ, công chức tốt nghiệp đại học chính quy, tập trung được cử đi đào tạo sau đại học.
2. Đối với viên chức
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
c) Viên chức tốt nghiệp đại học chính quy, tập trung được cử đi đào tạo sau đại học.
Điều 5. Điều kiện được hưởng hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng
1. CBCC lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng, CBCC quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đi đào tạo sau đại học do Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cử đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng.
2. CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Giám đốc Sở Nội vụ cử đi học đại học.
3. CBCCVC tự đi đào tạo sau đại học được Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương tạo điều kiện về thời gian đi học trình độ chuyên môn phù hợp vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
4. CBCCVC, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố được Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
Chương II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ KHUYẾN KHÍCH TỰ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Điều 6. Chính sách hỗ trợ CBCC lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng; CBCC quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đi đào tạo sau đại học
1. CBCC được cử đi đào tạo sau đại học, bồi dưỡng trong nước, ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có), còn được hỗ trợ các khoản từ nguồn ngân sách của tỉnh, cụ thể:
a) Hỗ trợ đào tạo sau đại học
CBCC được cử đi đào tạo trình độ sau đại học, sau khi tốt nghiệp và được cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I, còn được hỗ trợ (gồm học phí, tiền ăn, ở, đi lại, xây dựng và bảo vệ luận văn, luận án tốt nghiệp, chi phí thi tốt nghiệp) theo các mức sau:
- Trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II : 120 lần mức lương cơ sở;
- Trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I: 100 lần mức lương cơ sở.
b) Hỗ trợ bồi dưỡng
- Hỗ trợ tiền ăn: Đối với lớp bồi dưỡng có thời gian học tập trung từ 01 tháng trở lên, mức hỗ trợ 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng; Đối với lớp bồi dưỡng có thời gian học dưới 01 tháng, mức hỗ trợ 0,06 lần mức lương cơ sở/người/ngày;
- Hỗ trợ tiền ở: Đối với lớp bồi dưỡng tại các thành phố trực thuộc Trung ương, mức hỗ trợ 0,8 lần mức lương cơ sở/người/tháng; Đối với lớp bồi dưỡng tại các tỉnh, thành phố còn lại, mức hỗ trợ 0,6 lần mức lương cơ sở/người/tháng;
- Hỗ trợ tiền đi lại: Đối với CBCC lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đi bồi dưỡng tại các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra được Thanh toán tiền vé máy bay (hạng vé phổ thông); ở các tỉnh, thành phố còn lại thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng theo quy định hiện hành.
2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, căn cứ chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ sẽ đề xuất Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định tài chính về đào tạo ở nước ngoài theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.
Điều 7. Chính sách hỗ trợ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số đi học đại học
Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đi đào tạo trình độ đại học, ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có), còn được hỗ trợ các khoản từ nguồn ngân sách của tỉnh, cụ thể:
1. Hỗ trợ tiền ăn: Đối với lớp đào tạo tập trung 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng; Đối với lớp đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, mức hỗ trợ 0,06 lần mức lương cơ sở/người/ngày.
2. Hỗ trợ tiền ở: Đối với lớp đào tạo tập trung mức hỗ trợ 0,8 lần mức lương cơ sở /người/tháng; Đối với lớp đào tạo vừa làm vừa học mức hỗ trợ 0,03 lần mức lương cơ sở/người/đêm.
3. Hỗ trợ tiền đi lại: Thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng 03 lần/năm (6 lượt).
Điều 8. Chính sách hỗ trợ khuyến khích tự đào tạo sau đại học
CBCCVC tự túc đi đào tạo trình độ sau đại học trong nước, ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được cân đối nguồn kinh phí hoạt động trong phạm vi dự toán chi đã giao cho đơn vị nhưng không vượt quá 50% mức hỗ trợ theo điểm a, khoản 1, Điều 6 Quy định này.
Điều 9. Chính sách hỗ trợ CBCCVC đi bồi dưỡng
1. Đối với các lớp bồi dưỡng có quyết định mở lớp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp bồi dưỡng lập dự toán kinh phí mở lớp (gồm thù lao giảng viên, tiền học phí, tài liệu, y tế phí, đi thực tế...) và chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền thuê chỗ nghỉ cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cân đối nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên chi hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại cho CBCCVC nhưng không vượt quá quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 6 Quy định này.
2. CBCCVC tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ, ngành Trung ương tổ chức: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cân đối nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên chi hỗ trợ chế độ công tác phí theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 10. Hỗ trợ khác
Ngoài các khoản hỗ trợ tại Điều 6, Điều 9 Quy định này. CBCCVC người dân tộc thiểu số, CBCCVC nữ được hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách của tỉnh, cụ thể:
1. Người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 0,4 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Nữ được hỗ trợ 0,3 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
3. Nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ 0,3 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
Điều 11. Đền bù chi phí đào tạo và hoàn trả khuyến khích tự đào tạo
1. Việc đền bù kinh phí đào tạo thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.
2. Đối với CBCCVC nhận hỗ trợ khuyến khích tự đào tạo sau đại học mà không phục vụ tại tỉnh như cam kết thì phải hoàn trả kinh phí. Cứ mỗi năm công tác của CBCCVC được tính giảm 3% chi phí đền bù.
Điều 12. Hỗ trợ đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị
CBCCVC được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị chi hỗ trợ, cụ thể:
1. Hỗ trợ tiền ăn: Đối với lớp đào tạo tập trung 1,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng; Đối với lớp đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, mức hỗ trợ 0,06 lần mức lương cơ sở/người/ngày.
2. Hỗ trợ tiền ở: Đối với lớp đào tạo tập trung mức hỗ trợ 0,8 lần mức lương cơ sở /người/tháng; Đối với lớp đào tạo vừa làm vừa học mức hỗ trợ 0,03 lần mức lương cơ sở/người/đêm.
3. Hỗ trợ tiền đi lại: Thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng 03 lần/năm (6 lượt).
Ngoài ra còn được hỗ trợ đi thực tế đối với trung cấp lý luận chính trị bằng 4 lần mức lương cơ sở/người, đối với cao cấp lý luận chính trị bằng 6 lần mức lương cơ sở/người.
Chương III. CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 13. Thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thực hiện thu hút theo quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Điều 14. Thu hút nhân lực chất lượng cao
1. Biên chế dự phòng thực hiện thu hút
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự phòng ít nhất bằng 0,5%/2,5% tinh giản biên chế để thực hiện việc thu hút nhân lực chất lượng cao về khối Đảng, Đoàn thể và khối Nhà nước. Ưu tiên thu hút người dân tộc thiểu số, người địa phương, học sinh các trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh, người có khả năng làm việc trong môi trường Quốc tế.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn
a) Tốt nghiệp từ đại học chính quy loại khá (đối với ngành y tế), loại giỏi các cơ quan, đơn vị còn lại, chuyên ngành đào tạo phù hợp danh mục ngành nghề cần thu hút của tỉnh;
b) Tuổi đời không quá 30 tuổi đối với đại học (loại khá, giỏi), thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú; không quá 35 tuổi đối với tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II; không quá 55 tuổi đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành.
Điều 15. Chính sách hỗ trợ thu hút nhân lực
1. Chính sách hỗ trợ thu hút từ người tốt nghiệp đại học chính quy, thạc sĩ, tiến sĩ; Giáo sư, Phó Giáo sư, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo sự phân công của cấp có thẩm quyền theo quy định thu hút nguồn nhân lực tại Quy định này. Ngoài việc được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp, còn được hưởng trợ cấp ban đầu cho từng đối tượng với các mức sau:
a) Đại học loại khá bằng 70 lần mức lương cơ sở (áp dụng thu hút đối với ngành y tế);
b) Đại học loại giỏi bằng 80 lần mức lương cơ sở;
c) Bác sĩ nội trú, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I bằng 100 lần mức lương cơ sở;
d) Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II bằng 120 lần mức lương cơ sở.
e) Giáo sư, Phó Giáo sư, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành bằng 150 lần mức lương cơ sở.
2. Chính sách hỗ trợ nhà ở, người thuộc diện thu hút của tỉnh được vay tiền để xây dựng nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ, thời gian vay bằng thời gian cam kết.
3. Thời điểm nhận trợ cấp ban đầu sau 02 tháng, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận, tuyển dụng của cấp có thẩm quyền.
Điều 16. Quyền lợi của đối tượng thu hút
1. Được hợp đồng làm việc chờ kỳ thi tuyển công chức hoặc xét tuyển viên chức.
2. Được tạo môi trường làm việc như sử dụng đúng chuyên môn, sở trường; được cung cấp thông tin, trang thiết bị làm việc phù hợp, được tạo điều kiện trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ chế khoán trong hoạt động khoa học.
3. Khen thưởng cho những người có thành tích xuất sắc trong công tác định kỳ, chuyên đề, đột xuất và ghi danh người hiền tài có đóng góp lớn cho cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Sau 03 năm công tác, CBCCVC thuộc diện thu hút, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo trình độ cao hơn liền kề thì được xem xét giải quyết cho đi đào tạo và được hỗ trợ chính sách đi đào tạo theo Quy định này.
Điều 17. Trách nhiệm của đối tượng thu hút
1. Đối tượng thu hút được tiếp nhận, bố trí công tác theo Quy định này phải cam kết làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng thu hút thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải hoàn trả toàn bộ kinh phí trước khi nghỉ việc tại cơ quan, đơn vị:
a) Tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác ngoài tỉnh;
c) Không thực hiện đúng sự phân công công tác;
d) Kết quả công tác 02 năm liên tục bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
3. Nếu hoàn trả không đầy đủ theo quy định thì bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật, bị khởi kiện tại Tòa án, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản về địa phương nơi đối tượng thu hút đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo đến cơ quan, đơn vị đối tượng thu hút chuyển đến công tác hoặc công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Chương IV. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ
Điều 18. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức tự túc, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.
3. Kinh phí thực hiện thu hút nhân lực chất lượng cao do ngân sách nhà nước.
4. Kinh phí hỗ trợ khác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số do ngân sách nhà nước.
5. Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố do ngân sách nhà nước.
Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những đối tượng đang được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định của Nghị quyết số 25/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực mà chưa hoàn thành khóa học hoặc chưa nhận bằng tốt nghiệp thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo các quy định của Nghị quyết này.