Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 642/BNG-HVNG 2016 Đề án Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 642/BNG-HVNG
Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 642/BNG-HVNG | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đặng Đình Quý |
Ngày ban hành: | 08/03/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Công văn 642/BNG-HVNG
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 642/BNG-HVNG | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016 |
Kính gửi: | - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế” (dưới đây gọi tắt là Đề án), để hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạssssch cụ thể của từng năm cũng như lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Ngoại giao ban hành Hướng dẫn việc tổ chức triển khai Đề án như sau:
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Trong 5 năm (2016 - 2020), cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết về hội nhập quốc tế cho đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) làm công tác hội nhập quốc tế ở Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo cơ sở để Bộ, ngành, địa phương và cá nhân CCVC tiếp tục tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng về hội nhập quốc tế.
2. Đối tượng
(i) Chuyên gia hoặc công chức, viên chức (CCVC) của các Bộ, ngành và địa phương có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế; giảng viên các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC của các Bộ, ngành sẽ tham gia các khóa bồi dưỡng giảng viên trước khi giảng dạy các khóa bồi dưỡng thuộc Đề án.
(ii) CCVC làm công tác hội nhập quốc tế thuộc các Bộ, ban, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tham gia vào các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng.
3. Yêu cầu
(i) Sau khi kết thúc các khóa bồi dưỡng giảng viên, các giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy trong khuôn khổ Đề án có cách tiếp cận thống nhất về việc xây dựng chương trình; có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng là các CCVC đang làm công tác hội nhập ở các bộ, ban, ngành, địa phương.
(ii) Các CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Các nội dung và cấp độ bồi dưỡng cần được thiết kế phù hợp cho từng nhóm đối tượng (có thể chia theo cấp bậc như lãnh đạo cấp cao, cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, cấp chuyên viên và theo lĩnh vực công tác).
II. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI
1. Đối với các Bộ Chủ trì các lĩnh vực bồi dưỡng của Đề án, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ
1.1. Phân công nhiệm vụ
Các Bộ gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp (dưới đây gọi tắt là các Bộ Chủ trì) có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm bao gồm các khóa bồi dưỡng giảng viên, các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực được phân công trong Đề án.
Bộ Tài chính xem xét đảm bảo kinh phí và phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Bộ trong quá trình thực hiện Đề án trên cơ sở các kế hoạch bồi dưỡng cụ thể do các Bộ Chủ trì xây dựng.
Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ được phân công triển khai Đề án nhằm: (i) Đảm bảo đúng quy trình bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng tiêu chí chung và các chính sách về đề bạt, khen thưởng, kỷ luật được gắn với công tác bồi dưỡng trong khuôn khổ Đề án; (ii) Bố trí kinh phí thực hiện Đề án nằm trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức (Theo Điều 2, Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án).
Văn phòng Chính phủ làm đầu mối tổng hợp các báo cáo kết quả triển khai kế hoạch bồi dưỡng giữa kì và cuối kỳ của các Bộ Chủ trì lên Ban chỉ đạo Quốc gia về hội nhập quốc tế.
1.2. Quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng
1.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và dự trù kinh phí cụ thể của từng năm
Các Bộ Chủ trì (i) xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm bao gồm nội dung bồi dưỡng, số lượng các khóa bồi dưỡng, số lượng học viên, dự trù kinh phí; (ii) thông báo kế hoạch bồi dưỡng của từng năm cho các Bộ, ngành và địa phương là đối tượng thụ hưởng của Đề án để phối hợp thực hiện.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của từng năm căn cứ trên: (i) Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu về số lượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng đã được nêu rõ trong Đề án và Phụ lục của Đề án; (ii) Kết quả khảo sát bổ sung về nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng (nếu Bộ Chủ trì nhận thấy việc khảo sát bổ sung là cần thiết); (iii) Năng lực triển khai công tác bồi dưỡng của các Bộ Chủ trì; (iv) Ý kiến của các chuyên gia về hội nhập quốc tế cũng như các chuyên gia về đào tạo, bồi dưỡng; (v) Thực tiễn triển khai công tác hội nhập quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể.
Trong quá trình triển khai, các Bộ Chủ trì có thể Điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng cho các năm tiếp theo trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các khóa học đã được tổ chức của năm trước.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm cần tiến hành song song với việc xây dựng dự trù kinh phí. Năm 2016, các Bộ Chủ trì khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dự trù kinh phí theo nhiệm vụ được giao tại Đề án và chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính duyệt Dự trù kinh phí, triển khai Đề án đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Bộ Ngoại giao xin gửi mẫu bộ hồ sơ gồm kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dự trù kinh phí thuộc lĩnh vực Bộ Ngoại giao phụ trách, giúp các Bộ Chủ trì tham khảo thực hiện.
1.2.2. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm
Căn cứ vào kinh nghiệm tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho CCVC trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao hướng dẫn quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng cụ thể như sau:
(i) Thông báo kế hoạch bồi dưỡng của năm cho các Bộ, ngành và địa phương
(ii) Tổ chức xây dựng đề cương, biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy
(iii) Mời giảng viên và chiêu sinh
(iv) Tổ chức và theo dõi các khóa học
(v) Tổng hợp đánh giá các khóa học
2. Đối với các Bộ, ngành và địa phương khác
Phối hợp với Bộ Chủ trì trong việc: (i) Xây dựng kế hoạch bảo đảm các Điều kiện cần thiết để CCVC tham gia vào các khóa bồi dưỡng; (ii) Tiến hành đánh giá việc thực hiện Đề án hàng năm, từ đó kiến nghị các Bộ Chủ trì Điều chỉnh chương trình nội dung các năm tới cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn.
Các địa phương lập dự toán kinh phí để đảm bảo chi phí ăn, ở, đi lại cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế do địa phương cử đi học theo quy định hiện hành. Trong quá trình lập dự toán kinh phí, các địa phương tham khảo nội dung, thời lượng và lộ trình triển khai các khóa bồi dưỡng nêu trong kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm do các Bộ Chủ trì xây dựng.
3. Cơ chế phối hợp
3.1 Cơ chế phối hợp giữa các Bộ Chủ trì
Trong quá trình thực hiện Đề án, các Bộ Chủ trì chủ động phối hợp, họp liên Bộ hàng năm, họp tổng kết giữa kì và họp tổng kết Đề án nhằm: (i) Phối hợp về chương trình và nội dung bồi dưỡng; (ii) Chia sẻ và rút kinh nghiệm tổ chức; (iii) Xem xét Điều chỉnh chương trình cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn; (iv) Phối hợp xây dựng báo cáo giữa kỳ và báo cáo tổng kết Đề án.
3.2. Cơ chế phối hợp giữa các Bộ Chủ trì và các cơ quan thụ hưởng
Trong quá trình thực hiện Đề án, các Bộ Chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương là đối tượng thụ hưởng của Đề án nhằm: (i) Xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng; (ii) Đảm bảo công tác chiêu sinh hiệu quả; (iii) Đảm bảo cơ chế phối hợp trong công tác chuyên môn, tổ chức và hậu cần của các khóa bồi dưỡng; (iv) Đánh giá, tổng kết Đề án.
Trên đây là các nội dung Hướng dẫn của Bộ Ngoại giao về quy trình tổ chức và phối hợp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai các nội dung cụ thể của Đề án. Đề nghị các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu nội dung Đề án và Phụ lục Đề án được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ (http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban) và trang thông tin điện tử của Học viện Ngoại giao (http://www.dav.edu.vn/vi/). Trong quá trình thực hiện Đề án, Bộ Ngoại giao sẽ hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương khi cần thiết nhằm thống nhất quan Điểm chỉ đạo, quy trình phối hợp và triển khai Đề án.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đồng chí Trịnh Thị Thu Huyền: Di động: 0977851323; Máy bàn: 0438344540 - máy lẻ: 3410; Fax: 0438343543; Email: trinhthuhuyen@gmail. com.
Bộ Ngoại giao trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |