Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4524/BNV-ĐT của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4524/BNV-ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4524/BNV-ĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 27/10/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Công văn 4524/BNV-ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4524/BNV-ĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: | - Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW của các đoàn thể; |
Thực hiện Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá theo Bộ chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như sau:
1. Mục tiêu, phạm vi áp dụng Bộ chỉ số
a) Mục tiêu của việc áp dụng Bộ chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (sau đây gọi là đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng) nhằm cung cấp cho các đơn vị những thông tin khách quan về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
b) Phạm vi áp dụng:
Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với tất cả khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng theo các nội dung quy định; đối với các khóa bồi dưỡng khác, các chủ thể đánh giá có thể nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.
2. Các khái niệm được sử dụng
Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Là sự hài lòng của các bên liên quan và sự đáp ứng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Tiêu chí: Là một bộ phận cấu thành nội dung đánh giá, cụ thể hóa nội dung đánh giá.
Chỉ báo: Là một bộ phận cấu thành tiêu chí, đo lường tiêu chí.
Chỉ số: Là những con số định lượng dùng để đo lường các chỉ báo.
3. Các nội dung, tiêu chí, chỉ báo đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
a) Nội dung 1: Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
b) Nội dung 2: Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
c) Nội dung 3: Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
d) Nội dung 4: Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
đ) Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
e) Nội dung 6: Đánh giá chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Các nội dung, tiêu chí, chỉ báo cụ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục I (kèm theo).
4. Công cụ, phương pháp, đối tượng lấy ý kiến và thang điểm đánh giá
a) Công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (xem Phụ lục II).
Các cơ quan, đơn vị có thể vào đường link dưới đây để download các mẫu phiếu và biên tập cho phù hợp, xác định trọng số theo khóa đào tạo, bồi dưỡng dưỡng cụ thể (nếu cần):
https://drive.google.com/folderview? id= 0B6_LYRHVy3znTFlZVUp1dw RuR1k&usp= sharing
b) Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua điều tra xã hội học, qua việc tiến hành lấy ý kiến của các nhóm đối tượng khác nhau.
c) Đối tượng lấy ý kiến:
Các nội dung đánh giá 1, 2, 3, 4, 6 lấy ý kiến của học viên và giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng;
Nội dung đánh giá 5 lấy ý kiến của cựu học viên và thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức.
d) Thang điểm đánh giá: từ 1 đến 5.
5. Thời điểm và cách thức đánh giá
a) Đối với các nội dung đánh giá 1, 2, 3, 4, 6: Việc lấy ý kiến được thực hiện vào buổi học cuối cùng trước khi kết thúc khóa học (đối với học viên) và buổi lên lớp cuối cùng của chuyên đề mà giảng viên đảm nhiệm (đối với giảng viên).
b) Đối với nội dung đánh giá 5 (đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức): Được tổ chức lấy ý kiến từ 03 tháng trở lên sau khi khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc. Cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có thể đánh giá trực tiếp bằng cách triệu tập học viên để lấy ý kiến; gửi phiếu qua đường bưu điện hoặc thư điện tử đến học viên và cơ quan cử học viên đi đào tạo, bồi dưỡng.
6. Xử lý và sử dụng kết quả phiếu đánh giá
a) Quy trình xử lý kết quả
Bước 1. Tập hợp các phiếu đánh giá, kiểm tra các phiếu hợp lệ, ghi mã phiếu (số thứ tự để nhận dạng) của các nhóm đối tượng đánh giá. Mã phiếu được đánh thống nhất và theo số thứ tự.
Bước 2. Sử dụng bảng tính Excel đã được lập sẵn, đơn vị nhập số liệu vào các bảng tính.
Những chỉ báo không có câu trả lời hoặc chọn 02 phương án trả lời trở lên cho cùng một chỉ báo thi nhập giá trị là 3 cho chỉ báo cụ thể đó.
Bước 3. Việc tính toán các điểm số, chỉ số được tự động hóa bằng phần mềm Excel.
Các cơ quan, đơn vị vào đường link dưới đây để download các bảng tính Excel:
https://drive.google.com/folderview7id-0B6_LYRHVy3znTFlZVUpldwRuR1 k&usp= sharing
b) Các mức đánh giá căn cứ theo bảng sau:
Chỉ số đánh giá chung | Mức đánh giá |
0 < chỉ số £ 40 | Yếu |
40 < chỉ số £ 60 | Trung bình |
60 < chỉ số £ 80 | Khá |
80 < chỉ số £ 100 | Tốt |
Chỉ số đánh giá chung được thể hiện tại dòng cuối cùng trong bảng tính Excel sau khi nhập số liệu các phiếu đánh giá (xem Phụ lục III)
c) Sử dụng kết quả đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Căn cứ vào các mức đánh giá trên, cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu, báo cáo với cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; khắc phục những tồn tại, yếu kém về chất lượng chương trình, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả học tập của học viên.
7. Tổ chức thực hiện
a) Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;
- Tổ chức đánh giá các nội dung đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức, trong đó tập trung vào nội dung đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng.
b) Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành:
- Phối hợp với Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ/Sở Nội vụ tổ chức hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Tổ chức đánh giá các nội dung đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tổ chức, trong đó tập trung vào nội dung đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Các cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn đánh giá một số nội dung phù hợp hoặc thực hiện tất cả các nội dung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đối với các cơ quan, đơn vị chưa đủ năng lực đánh giá chuyên sâu các nội dung từ 1 đến 5 nên sử dụng nội dung 6 để đánh giá tổng hợp chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá có thể do cơ quan, đơn vị thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập. Trên cơ sở kết quả đánh giá, cơ quan, đơn vị có biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nội vụ để được hướng dẫn, giải thích thêm về các nội dung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức./
| KT. BỘ TRƯỞNG |