Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3486/BTNMT-TCCB của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tổ chức rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3486/BTNMT-TCCB
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3486/BTNMT-TCCB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Phương Hoa |
Ngày ban hành: | 12/07/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức, Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 3486/BTNMT-TCCB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3486/BTNMT-TCCB | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhằm tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giữa Trung ương và các cấp địa phương, đồng thời, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những giải pháp tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Đánh giá toàn diện, chính xác thực trạng tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương; nhận diện được những đối tượng, lĩnh vực quản lý cần được kiện toàn, tăng cường năng lực.
- Việc tổng kết cần được tiến hành đồng bộ, thống nhất ở các cấp chính quyền, với tinh thần khách quan, phân tích sâu sắc những mặt tích cực, tiêu cực, những mặt còn chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn; chỉ ra được nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Đề xuất sửa đổi các quy định về pháp luật, các giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương.
II. Nội dung rà soát, đánh giá
- Tổ chức thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc, các Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo các Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014, số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức tài nguyên và môi trường cấp xã, từ đó làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Đề xuất sửa đổi các quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014, số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015, số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 và các quy định khác có liên quan để phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
- Số lượng, chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường ở các cấp tại địa phương.
- Nhu cầu tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức và kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương.
(Chi tiết thực hiện theo Đề cương được gửi kèm theo Công văn này)
III. Thời gian, tiến độ và tổ chức thực hiện
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn và phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.
Kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị được hoàn thành và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và qua hòm thư điện tử [email protected] trước ngày 25 tháng 7 năm 2017. Thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với anh Nguyễn Quốc Hùng, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, số điện thoại 04.3795.6868 (máy lẻ 1809) hoặc 0948711666.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 3486/BTNMT-TCCB ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Rà soát về tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương
1. Phạm vi rà soát, đánh giá:
Việc tổ chức thực hiện các Thông tư liên tịch:
- Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNTM-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNTM-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNTM-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Thực trạng tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương
a) Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc và các Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức tài nguyên và môi trường cấp xã.
- Đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc và các Phòng Tài nguyên và Môi trường quy định tại các Thông tư liên tịch nêu trên, trong đó làm rõ: những nhiệm vụ đã thực hiện; những nhiệm vụ đã được giao nhưng chưa triển khai hoặc chưa hoàn thành do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (do cơ chế, chính sách, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực... hoặc không còn phù hợp); những nhiệm vụ đơn vị đang được giao thực hiện nhưng chưa được quy định (còn bỏ trống);
- Đánh giá sự phù hợp, không phù hợp, nguyên nhân của sự không phù hợp;
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Thực trạng cơ cấu tổ chức
- Tổng hợp thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức tài nguyên và môi trường cấp xã.
- Đánh giá những điểm thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc theo hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch.
- Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc;
3. Kiến nghị, đề xuất
a) Về chức năng, nhiệm vụ
Đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các Thông tư liên tịch:
- Việc phân cấp giữa Trung ương với cấp chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.
- Việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương. Các nhiệm vụ chưa phù hợp, còn chồng chéo, giao thoa.
- Kiến nghị, đề xuất khác liên quan đến tổ chức thực hiện các Thông tư liên tịch.
b) Về cơ cấu tổ chức
- Các kiến nghị, đề xuất về tên gọi, số lượng các tổ chức trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Các kiến nghị, đề xuất khác (nếu có).
II. Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương
1. Phạm vi, đối tượng rà soát, đánh giá
- Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp và công chức tài nguyên và môi trường cấp xã.
- Các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng công chức, viên chức có liên quan (tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tài nguyên và môi trường).
2. Đánh giá, phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường các cấp tại địa phương
- Số lượng, chất lượng đội ngũ, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường:
+ Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức (theo các phụ lục kèm theo).
+ Phân tích, đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng giải quyết công việc; động lực, thái độ làm việc.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường (quy định về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức; cơ sở vật chất; môi trường làm việc; cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ...).
- Việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường (tăng cường biên chế, số lượng người làm việc, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp viên chức...).
- Đánh giá sự phù hợp về năng lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường với yêu cầu quản lý, thực thi các nhiệm vụ của ngành tại địa phương.
3. Đề xuất, kiến nghị
- Đề xuất nhu cầu tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường để đáp ứng yêu cầu quản lý, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.
- Đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành./.