Công văn 152/2003/TCCB của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức ngành tòa án nhân dân

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 152/2003/TCCB

Công văn 152/2003/TCCB của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức ngành tòa án nhân dân
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:152/2003/TCCBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đang cập nhật
Ngày ban hành:01/08/2003Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức

tải Công văn 152/2003/TCCB

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 152/2003/TCCB DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

Số: 152/2003/TCCB
V/v hướng dẫn tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức ngành tòa án nhân dân

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2003

 

Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện các quy định của Nhà nước về việc tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức, Tòa án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn việc tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức Tòa án nhân dân như sau:

Ngoài việc thực hiện đúng các quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức; Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Công văn số 197/BNV-CCVC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xét chuyển ngạch cho công chức vào các ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương thì việc tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức ngành Tòa án nhân dân còn phải thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

A. TUYỂN DỤNG, XÉT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN DỤNG, XÉT TUYỂN DỤNG

1. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được phân bổ và nhu cầu tuyển dụng, xét tuyển dụng của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo công khai số lượng chỉ tiêu tuyển dụng, xét tuyển dụng và đối tượng, tiêu chuẩn công chức cần tuyển dụng.

2. Chỉ tuyển dụng, xét tuyển dụng các chức danh còn thiếu, không được lấy chỉ tiêu của chức danh này để tuyển dụng cho các chức danh khác.

3. Đối tượng tuyển dụng đối với các ngạch công chức cụ thể như sau:

a. Đối với ngạch Chuyên viên pháp lý, Thư ký Tòa án là những người tốt nghiệp Đại học Luật hệ Chính quy và đảm bảo ngoại hình không bị dị tật, dị hình.

b. Đối với các ngạch công chức khác như kế toán, văn thư, đánh máy… là những người đã tốt nghiệp các ngành học chuyên môn tương ứng, hệ chính quy.

c. Ưu tiên tuyển dụng, xét tuyển dụng những người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành hệ chính quy loại khá, giỏi; Tiến sĩ, Thạc sĩ.

d. Các trường hợp tốt nghiệp Đại học chuyên ngành hệ mở rộng, tại chức, chuyên tu không thuộc đối tượng tuyển dụng, xét tuyển dụng công chức vào ngành Tòa án nhân dân, trừ trường hợp đặc biệt ở vùng miền núi và hải đảo không có người thuộc đối tượng quy định tại tiết a, tiết b và tiết c điểm 3 mục này.

4. Thực hiện việc xét tuyển dụng đối với những trường hợp sau:

a. Những người đã tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy tình nguyện làm việc ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người với điều kiện phải cam kết làm việc ở những vùng này với thời gian tối thiểu là 7 năm kể từ khi có quyết định tuyển dụng.

b. Những người có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ.

c. Những người đang làm việc ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước và lực lượng vũ trang có bằng Cử nhân Luật hệ chính quy không thuộc đối tượng quy định tại tiết a và tiết b điểm 4 mục này có nguyện vọng xin chuyển công tác về cơ quan Tòa án nhân dân.

5. Đối với những trường hợp đặc biệt tuy không thuộc các đối tượng được thi tuyển, xét tuyển quy định tại điểm 3 và điểm 4 nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ). Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các trường hợp đặc biệt đề nghị thi tuyển, xét tuyển vào ngành Tòa án nhân dân báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết.

II. NỘI DUNG THI TUYỂN

1. Phần thi viết:

a. Đối với ngạch chuyên viên pháp lý, thư ký Tòa án nội dung phần thi viết để kiểm tra kiến thức thuộc các vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống tổ chức theo chuyên ngành Tư pháp, Tòa án nhân dân.

- Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp.

- Địa vị pháp lý của Thẩm phán, Thư ký, chuyên viên pháp lý.

- Hình thức, nội dung thể hiện một số loại văn bản pháp lý. Yêu cầu người dự thi dự thảo một quyết định, thông tư hoặc công văn trả lời một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực tư pháp.

- Các quy định của pháp luật tố tụng về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án.

- Hình thức, nội dung và cách thể hiện một biên bản (biên bản phiên tòa, biên bản cuộc họp…)

b. Đối với các ngạch khác như kế toán, văn thư, đánh máy… phần thi viết cần tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ của ngạch mà người dự thi đăng ký.

2. Phần thi vấn đáp: Nội dung thi nhằm mục đích phát hiện năng khiếu, cách ứng xử và sự hiểu biết về xã hội. Do đó, câu hỏi cần tập trung một số vấn đề như sau:

- Đưa ra tình huống và yêu cầu thí sinh trả lời.

- Những vấn đề xã hội, đời sống, tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

- Chức năng nhiệm vụ của ngạch mà người dự thi đăng ký nguyện vọng dự thi.

- Các quy định của pháp luật tố tụng về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án.

III. HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VÀ XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC

1. Hội đồng thi tuyển công chức ngành Tòa án nhân dân:

a. Hội đồng thi tuyển công chức Tòa án nhân dân tối cao, gồm có:

- Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

- Phó chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ.

- Các ủy viên:

+ Một Chánh tòa Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

+ Đại diện Lãnh đạo Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao;

+ Một công chức đại diện cho ngạch công chức đăng ký dự thi (Chuyên viên pháp lý hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nhân dân tối cao).

b. Hội đồng thi tuyển công chức Tòa án nhân dân địa phương, gồm có:

- Chủ tịch Hội đồng: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Phó chủ tịch Hội đồng: Một trong các Chánh tòa Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Các ủy viên:

+ Trưởng phòng Tổ chức - cán bộ;

+ Một Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh;

+ Một công chức đại diện cho ngạch công chức đăng ký dự thi (Chuyên viên pháp lý hoặc Thư ký hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh).

Trường hợp tuyển dụng các ngạch công chức khác như kế toán, văn thư, đánh máy… thì Hội đồng thi tuyển công chức mời các chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn mà thí sinh đăng ký dự thi tham gia Hội đồng thi tuyển. Nếu đơn vị không tổ chức thi tuyển được thì có thể gửi thí sinh dự thi tại Hội đồng thi do cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tổ chức.

Hội đồng thi tuyển công chức đồng thời là Hội đồng xét tuyển công chức.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển công chức trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ (đối với Hội đồng thi tuyển công chức Tòa án nhân dân tối cao) và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đối với Hội đồng thi tuyển công chức Tòa án nhân dân địa phương).

IV. TỔ CHỨC THI TUYỂN

1. Hàng năm Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được phân bổ báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo việc tổ chức thi tuyển dụng công chức vào Tòa án nhân dân tối cao.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được phân bổ chỉ đạo việc tổ chức thi tuyển dụng công chức vào các Tòa án nhân dân thuộc quyền quản lý.

2. Giấy thi, bút viết do hội đồng thi tuyển chuẩn bị, cung cấp cho thí sinh.

3. Lệ phí thi đối với mỗi thí sinh là 100.000 đồng. Lệ phí này Hội đồng thi tuyển công chức sử dụng cho việc tổ chức thi tuyển công chức.

V. TỔ CHỨC XÉT TUYỂN

Những trường hợp thuộc diện xét tuyển theo quy định tại điểm 4, mục I, phần A công văn này, Hội đồng xét tuyển tiến hành kiểm tra sát hạch, đánh giá công chức và xét tuyển.

VI. TUYỂN DỤNG, XÉT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

1. Căn cứ vào kết quả thi hoặc kết quả xét tuyển Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ lập danh sách những người tuyển theo mẫu gửi kèm theo Công văn này và hồ sơ của người trúng tuyển báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định tuyển dụng.

2. Căn cứ vào kết quả thi hoặc kết quả xét tuyển Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập danh sách những người trúng tuyển theo mẫu gửi kèm Công văn này và hồ sơ của người trúng tuyển về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức - Cán bộ). Sau khi có kết quả thẩm định của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quyết định số 51/2002/QĐ-TCCB ngày 23/10/2002 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phân cấp quản lý cán bộ Tòa án nhân dân địa phương.

B. XÉT CHUYỂN NGẠCH CÔNG CHỨC

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Là công chức hiện đang công tác tại Tòa án nhân dân các cấp đang xếp ở các ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương, được cơ quan cử đi học tập nâng cao trình độ và đã được cấp bằng tốt nghiệp.

II. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN XÉT CHUYỂN NGẠCH

Công chức có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau thì được xem xét chuyển ngạch:

1. Hoàn thành tốt các nghĩa vụ của công chức quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

2. Có thời gian giữ ngạch cũ từ 5 năm trở lên, có nguyện vọng chuyển sang ngạch mới;

3. Cơ quan có vị trí nhu cầu công việc;

4. Đạt yêu cầu trình độ đào tạo quy định tại tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch đề nghị chuyển xếp;

5. Không trong thời gian xem xét hoặc đang thi hành kỷ luật.

III. NGUYÊN TẮC XÉT CHUYỂN NGẠCH

1. Đối với các trường hợp đang ở các ngạch nhân viên đã có bằng tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy (đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có bằng Đại học Luật) thì có thể được xét chuyển sang ngạch thư ký (nếu có bằng trung học chuyên nghiệp thì có thể được xét chuyển sang ngạch cán sự hoặc tương đương).

2. Đối với các trường hợp đang ở ngạch cán sự, thư ký đã có bằng tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy (đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có bằng đại học Luật) thì có thể được xét chuyển sang ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

3. Đối với các trường hợp đang ở ngạch thư ký, chuyên viên hoặc thẩm tra viên nếu có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại phần II của công văn này thì có thể được xét chuyển từ ngạch thẩm tra viên sang ngạch thư ký hoặc chuyên viên và ngược lại.

IV. HỒ SƠ CỦA CÔNG CHỨC ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NGẠCH

Thủ tục, hồ sơ đề nghị chuyển ngạch đối với công chức Tòa án nhân dân các cấp bao gồm:

1. Đơn xin xét chuyển ngạch;

2. Bản nhận xét đánh giá của đơn vị sử dụng công chức về quá trình công tác của công chức trong 3 năm gần nhất;

3. Công văn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đối với công chức các Tòa án nhân dân cấp huyện; văn bản đề nghị của các Phòng, Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao đối với công chức của Tòa án nhân dân tối cao hoặc thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với công chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

4. Bản trích ngang của công chức đề nghị chuyển ngạch gồm các tiêu chí: Họ và tên; năm sinh; năm tuyển dụng; ngạch và hệ số lương đang hưởng, thời gian hưởng; đề nghị vào ngạch và hệ số lương mới;

5. Bản sao các văn bản, chứng chỉ (có xác nhận của cơ quan quản lý và sử dụng công chức, hoặc của cơ quan công chứng).

V. HỘI ĐỒNG XÉT CHUYỂN NGẠCH CÔNG CHỨC

Thành phần Hội đồng xét chuyển ngạch công chức là các thành phần của Hội đồng thi tuyển công chức tại phần III, mục A của công văn này.

VI. TỔ CHỨC XÉT CHUYỂN NGẠCH

1. Căn cứ nhu cầu công tác, các đơn vị lập danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm 2, Công văn này gửi về Vụ Tổ chức - Cán bộ (đối với Tòa án nhân dân tối cao) hoặc Phòng Tổ chức - Cán bộ (đối với Tòa án nhân dân địa phương) để tổng hợp, đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch xem xét.

2. Hội đồng xét chuyển ngạch căn cứ vào đề nghị của các đơn vị; hồ sơ của công chức được đề nghị chuyển ngạch để xem xét, nếu đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm 2, Công văn này thì Hội đồng yêu cầu Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ làm tờ trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định hoặc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm tờ trình (kèm danh sách theo mẫu và hồ sơ của công chức đề nghị chuyển ngạch) gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức - Cán bộ) để thẩm định.

3. Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chuyển ngạch và xếp lương cho công chức có tên trong danh sách được duyệt. Quyết định chuyển ngạch công chức được gửi về Vụ Tổ chức Cán bộ - Tòa án nhân dân tối cao để theo dõi, quản lý.

4. Việc xếp lương cho công chức được xét chuyển ngạch thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

5. Sau khi chuyển ngạch nếu đơn vị không còn biên chế để tuyển dụng công chức mới thay thế thì người được chuyển ngạch vẫn phải kiêm nhiệm công việc của ngạch cũ.

6. Việc tổ chức xét chuyển ngạch công chức phải được tiến hành công khai, dân chủ, đảm bảo tính ổn định trong công tác tổ chức cũng như việc bố trí sử dụng cán bộ lâu dài.

Trong quá trình thực hiện hướng dẫn này có gì vướng mắc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phản ánh với Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải quyết.

(Gửi kèm công văn này là các tài liệu liên quan đến việc thực hiện việc tuyển dụng, xét tuyển dụng và xét chuyển ngạch công chức hiện hành: Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Công văn số 197/BNV-CCVC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xét chuyển ngạch cho công chức vào các ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương; Thông tư số 39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi