Thay đổi công việc khác, viên chức được xếp lương thế nào?

Trong quá trình làm việc, nhiều trường hợp viên chức sẽ thay đổi công việc khác và vấn đề mà nhiều người thắc mắc là khi thay đổi công việc khác, lương của họ sẽ được hưởng như thế nào?

Khi nào viên chức được thay đổi công việc khác?

Không chỉ riêng viên chức mà người lao động nói chung, có nhiều trường hợp được thay đổi công việc khác. Bài viết này không đề cập đến vấn đề viên chức nghỉ việc, thay đổi hẳn sang một công việc khác, không liên quan đến công việc dưới tư cách là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, về việc chuyển công việc khác của viên chức, khoản 1 Điều 32 Luật Viên chức quy định như sau:

1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

Ngoài ra, cũng theo Luật Viên chức, cụ thể là Điều 36, viên chức có thể được cử biệt phái đi làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định nhưng không quá 03 năm.

Đồng thời, khoản 1 Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:

1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Không chỉ vậy, khi viên chức có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng và việc tiếp tục làm việc ở vị trí công tác hiện tại sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, xem xét, xử lý thì viên chức có thể được tạm thời chuyển vị trí cong tác khác theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

Như vậy, có nhiều trường hợp viên chức có thể thay đổi công việc khác như nghỉ việc, biệt phái, chuyển sang vị trí làm việc mới khi cơ quan có nhu cầu và viên chức đáp ứng điều kiện; bị đang xem xét xử lý kỷ luật (kèm điều kiện) hoặc thuộc trường hợp phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

xep luong vien chuc thay doi cong viec khac


Xếp lương viên chức thay đổi công việc khác thế nào?

Việc xếp lương viên chức thay đổi công việc khác được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 79/2005/TT-BNV như sau:

- Làm công việc gì thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đó và hưởng lương theo hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đó.

- Không kết hợp nâng lương.

- Nếu chuyển sang công việc mới không phù hợp với hạng chức danh đang giữ thì phải chuyển hạng.

- Chuyển đến công việc mới có lương thấp hơn: Được giữ bậc lương đang hưởng kể cả chế độ nâng lương, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với chức danh đang giữ: Cơ quan mới tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của cơ quan cũ.

- Khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo: Giữ nguyên bậc lương đang hưởng và được hưởng thêm phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới được bổ nhiệm. Nếu chức danh đang giữ không phù hợp chuyên môn thì phải chuyển chức danh.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Xếp lương viên chức chuyển vị trí công việc khác. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?