Viên chức tập sự nghỉ sinh con có bị cho thôi việc?

Khi được tuyển dụng, người trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự để làm quen với vị trí việc làm. Vậy nếu đang trong thời gian tập sự mà nghỉ sinh con thì viên chức tập sự có bị buộc thôi việc không?


2 trường hợp viên chức tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc

Theo quy định tại Điều 27 Luật Viên chức năm 2010, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự trừ khi đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Trong đó, thời gian tập sự từ 03 - 12 tháng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng làm việc. Và trước khi kết thúc thời gian tập sự, người trúng tuyển sẽ được cơ quan, đơn vị đánh giá.

Lúc này, nếu sau thời gian tập sự mà không đạt yêu cầu thì người tập sự sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc. (Điều 24 Nghị định 29/2012/NĐ-CP). Hoặc nếu bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì người tập sự cũng sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc.

Như vậy, hiện nay, theo Luật hiện hành, việc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức chưa được chính thức quy định cụ thể trong Luật mà mới được hướng dẫn trong Nghị định.

Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi Luật Viên chức có hiệu lực từ 01/7/2020 thì việc viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự sẽ là một trong những trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

Do đó, việc bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn vừa thống nhất các quy định của pháp luật và giúp cho việc vận dụng pháp luật dễ dàng hơn.

Nói tóm lại, viên chức sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc nếu thuộc các trường hợp sau:

- Không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự;

- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

viên chức tập sự sinh con
Viên chức tập sự nghỉ sinh con có bị cho thôi việc? (Ảnh minh họa)

Trong thời gian tập sự, viên chức sinh con sẽ bị thôi việc?

Như phân tích ở trên, viên chức tập sự chỉ bị chấm dứt hợp đồng làm việc trong 02 trường hợp là khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc do bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Lúc này, khi bị chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức tập sự nếu có thời gian làm việc từ 06 tháng trở lên thì sẽ được trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 29, thời gian tập sự của viên chức sẽ không tính thời gian:

- Nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội;

- Nghỉ ổm đau từ 14 ngày trở lên;

- Nghỉ không hưởng lương;

- Thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, thời gian viên chức tập sự sinh con không được tính vào thời gian tập sự. Do đó, đây không phải căn cứ để người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức được tuyển dụng.

Không những vậy, bởi thời gian này không được tính vào thời gian tập sự nên sau thời gian nghỉ thai sản, viên chức tập sự quay trở lại làm việc thì không phải tập sự lại từ đầu mà tiếp tục được thực hiện tiếp số thời gian chưa tập sự theo quy định.

Như vậy, có thể khẳng định viên chức tập sự nghỉ chế độ khi sinh con sau khi đi làm lại sẽ không bị buộc thôi việc cũng không phải tập sự lại từ đầu. Đây có thể coi là một trong những thông tin quan trọng mà mọi viên chức nữ nên biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Mới: Bảng lương giáo viên trên cả nước từ 01/7/2020

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.