Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn: 5 thông tin cần biết

Ngày 02/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 50/2022/NĐ-CP về việc viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Dưới đây là tổng hợp 05 thông tin viên chức cần biết về vấn đề này.

1. Đối tượng viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Theo Điều 46 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.

Sau khi viên chức nghỉ hưu nếu vẫn tiếp tục làm việc thì viên chức có thể ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị này có nhu cầu và viên chức nghỉ hưu có nguyện vọng.

Ngoài ra, có không ít trường hợp viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Và các đối tượng này được quy định cụ thể tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 50/2022/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định này chỉ áp dụng với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và làm một số lĩnh vực đặc thù, gồm:

- Giáo sư, Phó Giáo sư.

- Chức danh yêu cầu trình độ đào tạo Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II.

- Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

- Người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong lĩnh vực đặc thù.

Như vậy, có thể thấy, không phải viên chức nào cũng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn mà chỉ có các đối tượng nêu trên mới thuộc trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đáp ứng điều kiện theo quy định.

vien chuc nghi huu o tuoi cao hon


2. Được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa bao nhiêu năm?

Về thời gian tối đa viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, khoản 2 Điều 3 Nghị định 50 này nêu rõ:

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa 05 năm (60 tháng) tính từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu. Như vậy, trong điều kiện bình thường, viên chức thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn sẽ có tuổi nghỉ hưu tối đa theo lộ trình sau đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2022

65 tuổi 6 tháng

2022

60 tuổi 8 tháng

2023

65 tuổi 9 tháng

2023

61 tuổi

2024

66 tuổi

2024

61 tuổi 4 tháng

2025

66 tuổi 3 tháng

2025

61 tuổi 8 tháng

2026

66 tuổi 6 tháng

2026

62 tuổi

2027

66 tuổi 9 tháng

2027

62 tuổi 4 tháng

Từ 2028 trở đi

67 tuổi

2028

62 tuổi 8 tháng

2029

63 tuổi

2030

63 tuổi 4 tháng

2031

63 tuổi 8 tháng

2032

64 tuổi

2033

64 tuổi 4 tháng

2034

64 tuổi 8 tháng

Từ 2035 trở đi

65 tuổi


3. Thủ tục viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

3.1 Điều kiện

Không phải viên chức nào cũng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn và không phải đối tượng nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cũng được xem xét, quyết định cho nghỉ hưu mà phải đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức làm việc có nhu cầu.

- Viên chức phải có đủ sức khoẻ.

- Viên chức không thuộc các trường hợp: Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật Đảng, chính quyền.

- Viên chức có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác sau khi nghỉ hưu.

3.2 Các bước thực hiện

Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được thực hiện như sau:

Bước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác sau khi căn cứ vào định hướng phát triển cũng như tình hình nhân lực và yêu cầu của vị trí việc làm. Việc thông báo này sẽ thực hiện hằng năm.

Bước 2: Sau khi có thông báo của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức đáp ứng các điều kiện có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Lưu ý: Viên chức phải gửi đơn trước khi nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.

Bước 3: Căn cứ điều kiện của viên chức có nguyện vọng, chủ trương, nhu cầu của đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc cho viên chức.

Bước 4: Trước khi viên chức nghỉ hưu 03 tháng, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định kéo dài thời gian công tác cho những cá nhân, tổ chức có liên quan.


4. Chế độ cho viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Chế độ, chính sách dành cho viên chức đáp ứng và được quyết định cho nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nêu tại Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP gồm:

- Vẫn được xem là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và nằm trong tổng số người làm việc tại cơ quan nhà được cấp có thẩm quyền giao.

- Được hưởng lương theo hạng chức danh hiện giữ.

- Được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định.

Như vậy, có thể thấy, nếu viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn thì lương, chế độ, chính sách khác vẫn giữ nguyên.


5. Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức làm công việc gì?

Mặc dù lương được giữ nguyên nhưng viên chức chỉ được làm nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng lương, phụ cấp của các hạng chức danh đang hưởng mà không được giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng như không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Đồng thời, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ việc hoặc đơn vị không còn nhu cầu trong thời gian kéo dài thời gian làm việc này, viên chức sẽ được giải quyết chế độ hưu trí.

Trên đây là toàn bộ nội dung đáng chú ý về vấn đề viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.