Được cử đi đào tạo, viên chức vẫn hưởng nguyên lương?

Khi muốn xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị thường có chính sách cử viên chức đi đào tạo. Vậy trong trường hợp đó, viên chức được tính lương thế nào?


Các trường hợp viên chức được cử đi đào tạo

Điều 11 Luật Viên chức năm 2008 nêu rõ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trong 02 trường hợp:

- Trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp;

- Nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Theo đó, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm… viên chức có thể được đào tạo sau đại học, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Viên chức được cử đi đào tạo

Viên chức được cử đi đào tạo, hưởng lương thế nào? (Ảnh minh họa)

Dưới đây là các điều kiện cụ thể đối với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng viên chức nêu tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ:

STT

Loại hình

Điều kiện

1

Đào tạo sau đại học

- Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Nếu được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài thì còn phải đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

2

Bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước

- Điều kiện với từng khóa bồi dưỡng cụ thể:

+ Khóa bồi dưỡng dưới 01 tháng: Đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;

+ Khóa bồi dưỡng từ 01 tháng trở lên:

  • Còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
  • Không trong thời gian xem xét, kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên;
  • Không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề;

- Chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng;

- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.


Đi đào tạo, viên chức vẫn được hưởng nguyên lương?

Theo quy định tại Điều 35 Luật Viên chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được dùng để xét nâng lương.

Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 101/2017, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng quyền lợi cụ thể như sau:

* Đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

- Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;

- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

- Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định;

- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.

* Đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Viên chức được hưởng quyền lợi theo quy định và theo quy chế của cơ quan, đơn vị.

Nói tóm lại, nếu viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì vẫn được hưởng nguyên lương cùng với các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm các quy định về việc cử đi nước ngoài đào tạo của một đối tượng khác là công chức, độc giả có thể tham khảo thêm tại đây:

>> Công chức được cử đi học ở nước ngoài có phải đóng BHXH?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.