Viên chức vẫn có thể bị cho nghỉ việc nếu đang có thai?

Khi đang có thai, người lao động nói chung và viên chức nói riêng sẽ được hưởng nhiều “ưu ái” hơn. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Viên chức, vẫn có trường hợp viên chức có thai bị cho nghỉ việc?


Các trường hợp viên chức bị cho nghỉ việc

Sau khi được tuyển dụng, viên chức sẽ ký kết hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập. Có 02 loại hợp đồng là hợp đồng làm việc xác định thời hạn và không xác định thời hạn:

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Trong đó, với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, khả năng hoàn thành nhiệm vụ… để quyết định ký tiếp hay chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 29 Luật Viên chức năm 2010 sau đây thì đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

- Viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá, xếp loại ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

- Viên chức bị buộc thôi việc do vi phạm kỷ luật, bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo, bị kết án về hành vi tham nhũng…

- Làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà bị ốm đau, đã điều trị 12 tháng liên tục; Làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục;

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác làm đơn vị sự nghiệp công lập phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, hiện nay, có 05 trường hợp viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Trong đó, trừ trường hợp bị buộc thôi việc do bị kỷ luật, các trường hợp còn lại người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ phải báo với viên chức trước:

- Ít nhất 45 ngày với người được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày với người được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Đáng chú ý, sắp tới đây, khi Luật Viên chức hiện nay được sửa đổi, bổ sung và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020 thì thêm 01 trường hợp nữa viên chức sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:

Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự

Trước đây, quy định này mới được nêu tại các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức. Và hiện nay, trường hợp viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự đã được chính thức Luật hóa. Như vậy, từ 01/7/2020, sẽ có 06 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

viên chức đang mang thai vẫn bị cho nghỉ việc

Viên chức đang mang thai vẫn bị nghỉ việc đúng không? (Ảnh minh họa)


Khi đang có thai, viên chức vẫn có thể bị cho nghỉ việc?

Mặc dù viên chức có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp đã nêu ở trên nhưng cũng tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức hiện hành, những người sau đây sẽ không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng:

- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp;

- Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ vì việc riêng và những trường hợp nghỉ khác đã được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;

- Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Tuy nhiên, cũng tại quy định trên, trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động thì dù viên chức đang có thai vẫn bị nghỉ việc.

>> 5 điểm mới về hợp đồng làm việc của viên chức từ 01/7/2020

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.