Viên chức công tác ở nhiều nơi có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, nếu công tác ở nhiều nơi thì việc hưởng trợ cấp này của viên chức có gì khó khăn không?


Viên chức chuyển công tác sẽ chấm dứt hợp đồng làm việc?

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Theo đó, có 02 loại hợp đồng làm việc:

- Hợp đồng xác định thời hạn: Trong hợp đồng này, hai bên thỏa thuận về thời hạn làm việc là từ đủ 12 - 36 tháng, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng…

- Hợp đồng không xác định thời hạn: Hợp đồng này được áp dụng với các trường hợp đã thực hiện xong hợp dồng xác định thời hạn hoặc cán bộ, công chức chuyển sang thành viên chức.

Lúc này, trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ căn cứ vào nhu cầu của đơn vị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức mà quyết định ký tiếp hay chấm dứt hợp đồng làm việc.

Đặc biệt: Khoản 4 Điều 28 Luật Viên chức nêu rõ, khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định.

Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 15 năm 2012 sửa đổi, khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc. Nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới.

Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản, gồm 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc.

Như vậy, có thể thấy, khi chuyển công tác đến đơn vị khác, viên chức sẽ chấm dứt hợp đồng làm việc. Còn nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không.

Trợ cấp thôi việc khi viên chức công tác ở nhiều nơi

Trợ cấp thôi việc khi viên chức công tác ở nhiều nơi (Ảnh minh họa)

Công tác ở nhiều nơi, viên chức có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Viên chức sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội (căn cứ Điều 45 Luật Viên chức hiện nay).

Đồng thời, khoản 4 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định, 02 trường hợp không thực hiện chế độ thôi việc với viên chức:

- Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;

- Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.

Và theo quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV sửa đổi bởi Thông tư số 03/2019/TT-BNV:

- Viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác: Được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định pháp luật;

- Được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác: Không giải quyết chế độ thôi việc.

Căn cứ những quy định trên, viên chức sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu chuyển đến cơ quan, đơn vị khác và không được hưởng khoản trợ cấp này nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Ngoài ra, theo Điều 38 Nghị định 29 nêu trên, thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đó đã ký hợp đồng làm việc trước khi chuyển công tác.

Do đó, việc giải quyết thôi việc của viên chức sẽ được thực hiện tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và do đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết thôi việc thực hiện.

Như vậy, khi công tác ở nhiều nơi, viên chức vẫn có thể được trả trợ cấp thôi việc tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc (nếu thuộc trường hợp được giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật).

>> Chuyển sang công chức, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1/7/2020

Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1/7/2020

Bỏ phụ cấp thâm niên, thu nhập của giáo viên vẫn tăng cao từ 1/7/2020

Nhiều giáo viên bày tỏ sự lo lắng khi kể từ ngày 01/7/2020 - ngày Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực - họ sẽ mất đi một khoản thu nhập đáng kể do phụ cấp thâm niên không còn nữa. Tuy nhiên, thực tế từ thời điểm này, thu nhập của giáo viên vẫn có thể sẽ tăng cao.