Khi nào viên chức vi phạm kỷ luật bị tạm đình chỉ công tác?

Cũng như công chức, khi đang trong thời hạn kỷ luật, nhiều trường hợp viên chức sẽ bị tạm đình chỉ công tác để thuận tiện hơn cho việc xem xét, kỷ luật. Vậy khi nào viên chức bị tạm đình chỉ công tác?


Trường hợp viên chức bị tạm đình chỉ công tác

Theo quy định tại Điều 54 Luật Viên chức năm 2010, trong thời gian xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy việc tiếp tục để người này làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.

Trong đó, thời hạn xử lý kỷ luật được nêu tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019. Cụ thể, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức không quá 90 ngày; nếu vụ việc có tình tiết phức tạp, cần điều tra, xác minh thêm để làm rõ thì kéo dài không quá 150 ngày.

Tuy nhiên, thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

Như vậy, theo quy định của Luật, chỉ có một trường hợp viên chức bị tạm đình chỉ công tác là khi người đứng đầu nhận thấy việc để viên chức tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho quá trình xử lý kỷ luật.

Khi nào viên chức vi phạm kỷ luật bị tạm đình chỉ công tác?
Khi nào viên chức vi phạm kỷ luật bị tạm đình chỉ công tác?
(Ảnh minh họa)

Tạm đình chỉ công tác, viên chức có được trả lương không?

Tạm đình chỉ công tác viên chức có thể hiểu là trong một khoảng thời gian nhất định, viên chức sẽ không phải thực hiện công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng và chỉ áp dụng với viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật.

Theo đó, thời gian tạm đình chỉ công tác của viên chức được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Viên chức 2010. Cụ thể: Thời gian này không quá 15 ngày; Nếu cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.

Đặc biệt, quy định trên nêu rõ:

Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ

Đồng thời, về việc hưởng lương trong thời gian này, Chính phủ quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 27 năm 2012 như sau:

- Mức lương trong thời gian tạm đình chỉ công tác: Viên chức được hưởng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề;

- Viên chức không bị kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai: Được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp nêu trên trong thời gian tạm đình chỉ công tác;

- Viên chức bị kỷ luật: Không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp trong thời gian tạm đình chỉ công tác.

Như vậy, viên chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề. Sau đó, tùy vào kết quả xử lý kỷ luật để quyết định viên chức đó có được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương cộng các loại phụ cấp khác.

Trên đây là quy định về trường hợp viên chức vi phạm kỷ luật bị tạm đình chỉ công tác. Ngoài ra, để theo dõi thêm về việc tạm đình chỉ công tác của công chức, độc giả theo dõi tại bài viết dưới đây:

>> Tạm đình chỉ công tác, công chức vẫn được trả lương?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu khi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng?

Mức lương cơ sở là căn cứ để tính thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên là viên chức tại các trường công lập. Vậy, tiền thưởng của giáo viên tăng bao nhiêu sau 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?