Có buộc thôi việc viên chức bị án treo không?

Hiện nay, theo Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn, viên chức bị phạt tù sẽ bị buộc thôi việc. Vậy viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?


Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?

Điều 57 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ:

Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, các trường hợp viên chức bị buộc thôi việc gồm:

- Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo.

- Viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.

Thời điểm áp dụng hình thức kỷ luật này là từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời, nếu viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Để quy định cụ thể về các trường hợp viên chức bị buộc thôi việc, Điều 19 Nghị định 112 năm 2020 nêu gồm:

- Viên chức quản lý bị cách chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý bị cảnh cáo mà vẫn tái phạm.

- Dùng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Ngiện ma túy, có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, viên chức bị phạt tù nhưng hưởng án treo không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc.

Xem thêm: Trong trường hợp nào viên chức bị buộc thôi việc?

Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?
Hưởng án treo, viên chức có bị buộc thôi việc không?
 (Ảnh minh họa)


Các bước viên chức không hưởng án treo bị kỷ luật

Như phân tích ở trên, viên chức được hưởng án treo sẽ không bị buộc thôi việc. Đồng nghĩa, viên chức bị Tòa án phạt tù và không được hưởng án treo sẽ bị buộc thôi việc.

Theo đó, căn cứ Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trình tự ra quyết định kỷ luật viên chức được thực hiện như sau:

- Tổ chức họp kiểm điểm;

- Thành lập Hội đồng kỷ luật;

- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, nếu viên chức bị kết án mà không được hưởng án treo thì không tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật.

Do đó, theo Điều 37 Nghị định này, viên chức không được hưởng án treo sẽ bị ra quyết định buộc thôi việc ngay.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức.

Trong quyết định này phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành bởi quyết định này sẽ có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

Đặc biệt, quyết định kỷ luật sẽ đương nhiên chấm dứt nếu trong thời gian quyết định đang có hiệu lực mà viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm.

Lưu ý: Hình thức kỷ luật viên chức sẽ bị ghi vào lý lịch viên chức.

Trên đây là toàn bộ quy định liên quan đến viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 7 điểm mới về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức từ 20/9/2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?