Vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Hãy theo dõi bài viết để hiểu vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng mà không phải là một mức khác trong khi chưa cải cách tiền lương.

Mới đây, Chính phủ đã đề xuất điều chỉnh tăng 30% mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024.

Đây là thông tin khá bất ngờ bởi trước đó, Quốc hội đã thông qua chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW với nội dung bãi bỏ mức lương cơ sở để xây dựng các mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại cuộc họp báo ngày 20/6/2024, có 03 lý do giải thích vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng mà không bị bãi bỏ để thực hiện cải cách tiền lương:

1- Chính sách cải cách tiền lương bị tạm hoãn do gặp nhiều bất cập

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, các cơ quan đã rất cố gắng triển khai công việc để tiến hành cải cách chính sách tiền lương khu vực doanh nghiệp và khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung cải cách tiền lương còn gặp nhiều vướng mắc, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và sửa đổi rất nhiều văn bản có liên quan.

Cụ thể, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới còn nhiều bất cập chưa được giải quyết như:

- Tương quan tiền lương mới chưa hợp lý giữa các đối tượng hưởng lương do phải tính toán đưa cả phụ cấp công vụ vào mức lương cơ bản mới.

- Tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chưa bảo đảm tương quan chung giữa các đối tượng hưởng lương, dẫn đến thiếu công bằng, chưa hợp lý trong các bảng lương mới.

- Mức lương thấp nhất trong khu vực công còn thấp so với mức tăng lương mới bình quân của công chức và so với mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp, gây tâm tư không tốt khi cải cách tiền lương.

Do quan hệ mức lương thấp nhất (nhân viên bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - chuyên gia cao cấp (bậc cao nhất) tương ứng là 4,5 triệu - 6,5 triệu - 29 triệu đồng/tháng (tính theo đúng Nghị quyết số 27) còn thấp và do số lượng có rất nhiều chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị, dẫn đến việc xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với những người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã) theo các nguyên tắc tại Nghị quyết số 27 là rất khó khăn, chưa thể hiện được rõ vị trí, vai trò của người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cấp bậc chức vụ khác nhau.

- Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo rất phức tạp do phải xếp nhiều bậc lương cũ vào một mức lương chức vụ mới dẫn đến nhiều trường hợp từ cấp vụ, cấp sở và tương đương trở xuống đến cấp xã khi xếp vào mức lương chức vụ mới thì bị giảm lương.

Số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập rất nhiều và đa dạng nên việc xác định các chức danh tương đương để áp dụng bảng lương chức vụ mới là vô cùng khó khăn. Đồng thời, việc bảo lưu đối với các trường hợp bị giảm lương cũng tương đối phức tạp khi thực hiện.

- Phải sửa đổi rất nhiều quy định về các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở.

Nếu bãi bỏ mức lương cơ sở mà chưa kịp thời sửa đổi các văn bản liên quan sẽ dẫn đến rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, không nhận được sự đồng thuận của xã hội, tạo tâm lý bất ổn trong nhân dân.

- Phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và từ ngày 01/7/2024.

Khi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương và mở rộng quan hệ tiền lương lên 1 - 2,68 - 12 dẫn đến có nhiều thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu của người hưởng lương khu vực công, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa thời điểm nghỉ hưu trước và từ ngày 01/7/2024, cần phải có giải pháp xử lý (khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội) để đảm bảo tương quan giữa những người nghỉ hưu.

- Việc thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương, bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành và sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành chế độ phụ cấp mới rất phức tạp khi thực hiện.

Sẽ có trường hợp công chức công tác lâu năm (đang hưởng phụ cấp thâm niên ở mức cao), làm việc ở vùng khó khăn (mức phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút đến 70%…) khi thực hiện chế độ tiền lương mới, tiền phụ cấp được hưởng thấp hơn mức hiện hưởng.

- Xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm để thực hiện cải cách tiền lương còn nhiều hạn chế.

Đây là vấn đề khó và phức tạp, đến nay cơ bản các Bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án vị trí việc làm nhưng còn nặng về hình thức, chưa bảo đảm chất lượng; Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chưa trình Bộ Chính trị thông qua hệ thống Danh mục vị trí việc làm, chưa đủ điều kiện để thực hiện trả lương mới theo vị trí việc làm.

- Việc triển khai các đề án đổi mới, cải cách trong ngành, lĩnh vực còn hạn chế, các đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp và thực hiện tự chủ tài chính để giảm đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đạt kết quả thấp.

Vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30%? (Ảnh minh họa)

2 - Tăng lương cơ sở là giải pháp khả thi nhất trong bối cảnh hiện nay

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, tăng lương cơ sở là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, có tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.

Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở.

Đồng thời, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội; góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Việc tăng lương cơ sở sẽ tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

3 - Ngân sách nhà nước đủ khả năng chi trả mức tăng 30% lương cơ sở

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 03 năm 2024 - 2026 tăng thêm là 913,3 nghìn tỷ đồng. Với số tiền này, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Trên đây là lý do vì sao lương cơ sở từ 01/7/2024 tăng 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 không chỉ ảnh hưởng đến lương, thưởng của cán bộ, công chức, viên chức mà với Đảng viên cũng có tác động không nhỏ. Đó là thay đổi lớn về mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Bảng lương quân đội, công an khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Bảng lương quân đội, công an khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Bảng lương quân đội, công an khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều 20/6, Bộ Chính trị đã thống nhất hoãn cải cách tiền lương nhưng vẫn sẽ triển khai việc tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức lên 2,34 triệu đồng/tháng. Hãy cùng LuatVietnam cập nhật bảng lương quân đội công an khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 trong bài viết dưới đây.