Vì sao giáo viên làm 37 năm, lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng/tháng?

Vấn đề tiền lương luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất là trong thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp giáo viên về hưu nhưng chỉ được hưởng mức lương hưu 1,3 triệu đồng. Vậy nguyên nhân của thực trạng này là vì đâu?

Lý do lương hưu của giáo viên làm 37 năm chỉ có 1,3 triệu đồng

Thực trạng người lao động nói chung làm việc rất nhiều năm nhưng khi nhận lương hưu lại rất thấp không phải hiếm trong cộng đồng giáo viên. Và để tìm hiểu nguyên nhân, trước hết cần phải xem xét cách tính lương hưu của giáo viên như sau:

Giáo viên cũng như các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được tính lương hưu hàng tháng theo công thức sau đây:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định tại Điều 55 và Điều 74 Luật BHXH như sau:

  • Giáo viên nam: Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng 45%, sau đó cứ thêm 01 năm được tính thêm 2% và tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
  • Giáo viên nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH được hưởng tỷ lệ lương hưu 45%, sau đó cứ thêm 01 năm được tính thêm 2% cho đến mức tối đa là 75%.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Việc tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ phải căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện của tất cả các thời gian tham gia bảo hiểm.

Thông thường, giáo viên sẽ thuộc ba trường hợp phổ biến sau đây:

Trường hợp 1: Có toàn thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (toàn thời gian là viên chức) thì mức bình quân tiền lương sẽ căn cú vào tổng số tiền đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu chia cho thời gian tham gia đóng BHXH của từng thời kỳ: 60 tháng, 72 tháng, 96 tháng…

Trường hợp 2: Giáo viên tham gia BHXH khi ký hợp đồng lao động thì mức bình quân tiền lương là:

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH

Trường hợp 3: Giáo viên có cả hai khoảng thời gian nêu trên. Trong trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính như sau:

[Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định] / Tổng số tháng đóng BHXH

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu hằng tháng

Từ cách tính lương này, có thể đưa ra một số nguyên nhân lương hưu của giáo viên đã giảng dạy 37 năm chỉ có 1,3 triệu đồng/tháng gồm:

Thứ nhất: Tỷ lệ hưởng lương hưu có thể chưa đạt đến mức tối đa

Mặc dù giảng dạy 37 năm nhưng với nhiều giáo viên, trước 1999 giáo viên ngoài công lập không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội. Sau năm 1999, giáo viên ngoài công lập ký hợp đồng lao động mới thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, thực tế, có thể thấy tỷ lệ hưởng lương hưu của giáo viên các cấp có thời gian tham gia BHXH từ trước thường sẽ không đạt mức cao nhất 75%.

Tuy nhiên, để hỗ trợ một phần cho giáo viên các cấp làm việc trước 1995 khi nghỉ hưu có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng sẽ được nhận thêm trợ cấp để bằng mức lương cơ sở.

Thứ hai: Mức tiền lương đóng BHXH của giáo viên đang còn thấp.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên còn đang ở mức thấp bởi tỷ lệ đóng BHXH thấp cùng với mức tiền lương đóng BHXH thấp. Trong đó:

- Với giáo viên là viên chức thì mức bình quân tiền lương đóng BHXH được tính theo tổng số tiền đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, hiện nay, lương giáo viên các cấp vẫn đang ở mức thấp do mức lương đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở.

Trong đó, hệ số lương căn cứ theo hạng chức danh nghề nghiệp, dao động từ 2,1 đến 6,78 và mức lương cơ sở chỉ là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương thấp nhất của giáo viên là 3.129.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng.

- Với giáo viên là người lao động thì mức thấp nhất đóng BHXH bằng mức lương tối thiểu vùng và mức cao nhất không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở. Trong đó:

  • Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng lần đầu tiên từ 2007, với mức chỉ từ 540.000 - 620.000 đồng/tháng vào năm 2008, đến 2009 là từ 650.000 - 800.000 đồng/tháng; 2010 là 730.000 - 980.000 đồng/tháng; năm 2011 là từ 830.000 - 1.350.000 đồng/tháng…
  • Mức lương cơ sở ở những năm trước cũng rất thấp chỉ 290.000 đồng/tháng từ 2004 - 2005; 350.000 đồng/tháng từ 2005 - 2006; 450.000 đồng/tháng từ 2006 - 2007; 540.000 đồng từ 2008-2009…

vi sao giao vien lam 37 nam luong huu chi 1,3 trieu dong


Làm sao để giáo viên được hưởng lương hưu cao hơn?

Có thể thấy, việc tính lương hưu hiện nay của giáo viên nói chung và người lao động nói riêng đang được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, dù thực tế mức hưởng lương hưu của nhiều đối tượng lao động vẫn còn thấp nhưng việc tính lương hưu vẫn đúng theo quy định.

Bởi vậy, hiện nay, khi chưa thực hiện cải cách tiền lương thì cách duy nhất để giáo viên có thể được hưởng lương hưu cao là đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức cao và dài hơn để hưởng lương hưu ở mức cao bởi việc hưởng lương hưu cao dựa vào mức đóng cao và thời gian đóng lâu.

Xem thêm: Đóng BHXH thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

Trên đây là giải đáp về câu hỏi: Vì sao giáo viên làm 37 năm lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng/tháng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.