Vào biên chế là gì? Khác gì ký hợp đồng lao động?

Nhiều người thường gọi vào biên chế với những ai được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm cán bộ, công chức, viên chức. Vậy vào biên chế là gì? Biên chế và hợp đồng lao động có gì khác nhau?

Biên chế là gì? Vào biên chế là gì?

Vào biên chế là từ được sử dụng rất nhiều khi được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế. Cụ thể:

1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu, biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp có thẩm quyền (hiện nay là Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ…) giao, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Do đó, không căn cứ vào loại hợp đồng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được ký với cơ quan có thẩm quyền, miễn đều thuộc số lượng người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được giao thì đều được xem là vào biên chế.

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg, tổng biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chính phủ… không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ 2022 - 2026 là 103.300 biên chế (đến hết năm 2026).

Trong đó:

- Cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế.

- Cơ quan đại diện ở nước ngoài của Việt Nam: 1.068 biên chế.

- Hội quần chúng được giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 biên chế.

Thì định nghĩa biên chế nêu trên có thể hiểu định nghĩa vào biên chế là gì. Theo đó, vào biên chế là việc một cá nhân được bổ nhiệm làm cán bộ hoặc tuyển dụng làm công chức, viên chức hoặc được ký hợp đồng làm việc với các cơ quan Nhà nước.

Thực tế, nhiều người xem vào biên chế là sự đảm bảo cho công việc ổn định, lương, thưởng cố định, thậm chí là từ khi bắt đầu làm việc đến khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiện nay, ngoài biên chế thì còn có tinh giản biên chế và Luật Viên chức mới đã bỏ quy định liên quan đến “biên chế suốt đời”. Cụ thể:

- Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.

- Bỏ biên chế suốt đời: Theo Luật Viên chức sửa đổi 2019, hiện nay không còn hợp đồng không xác định thời hạn với viên chức mới được tuyển dụng trừ 03 đối tượng sau đây:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2022;
  • Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
  • Người được tuyển dụng vào viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

vao bien che la gi

Biên chế khác gì hợp đồng lao động?

Để biết sự khác nhau giữa biên chế vào hợp đồng lao động thì cần biết hợp đồng lao động là gì. Theo đó, khoản 1 Điều 13 định nghĩa về hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Có thể hiểu, hợp đồng lao động là thoả thuận về trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ của các bên (người lao động, người sử dụng lao động). Dưới đây là một số tiêu chí dùng để phân biệt vào biên chế và hợp đồng lao động:

Tiêu chí

Biên chế

Hợp đồng lao động

Vị trí công việc

Do cơ quan Nhà nước phê duyệt theo nhu cầu của vị trí việc làm

Theo thoả thuận và yêu cầu của người sử dụng lao động

Thời hạn làm việc

Tuỳ theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng nếu không có gì thay đổi thì có thể làm từ lúc được bổ nhiệm, tuyển dụng đến khi nghỉ hưu.

Riêng viên chức có hợp đồng làm việc có thời hạn và không xác định thời hạn.

Có hợp đồng không xác định thời hạn/xác định thời hạn.

Chủ thể

Cá nhân và cơ quan, tổ chức Nhà nước…

Giữa cá nhân với cá nhân/tổ chức mà không bắt buộc là cơ quan Nhà nước.

Hình thức thi tuyển

Tuyển dụng: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyến

Phỏng vấn hoặc có thể thực hiện thông qua thi tuyển

Chế độ đãi ngộ

- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Phụ cấp và các chế độ khác.

Theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tính chất công việc

Ổn định, lâu dài, được đảm bảo.

- Công việc có thể xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

- Có thể sẽ phải nghỉ việc nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng lao động.

Trên đây là quy định về vào biên chế là gì. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục