Ưu tiên khi thi tuyển viên chức: Điều kiện và cộng điểm thế nào?

Theo quy định mới nhất, việc ưu tiên trong thi tuyển viên chức được quy định thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Đối tượng, điều kiện ưu tiên cộng điểm khi thi tuyển viên chức

Mới đây, các quy định về tuyển dụng viên chức nêu tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Trong đó, các quy định về ưu tiên khi thi tuyển viên chức cũng đã được sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, về đối tượng, điều kiện và điểm cộng ưu tiên khi thi tuyển viên chức, Điều 6 Nghị định 115 đã được Nghị định 85 sửa đổi, bổ sung và được quy định như sau:

STT

Đối tượng, điều kiện ưu tiên cộng điểm

Số điểm cộng

1

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.

- Thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh.

7,5 điểm

2

- Người dân tộc thiểu số.

- Sĩ quan quân đội, công an; quân nhân chuyên nghiệp phục viên; người làm công tác cơ yếu chuyển ngành.

- Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B.

- Học viên tốt nghiệp sĩ quan dự bị, chỉ huy trưởng Ban chr huy quân sự xã ngành quân sự được phong hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký sĩ quan dự bị.

- Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.

05 điểm

3

- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an.

- Đội viên thanh niên xung phong.

2,5 điểm

4

Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân (quy định mới được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP)

1,5 điểm

Lưu ý:

- Các đối tượng ưu tiên này được cộng điểm ưu tiên vào kết quả điểm của vòng thi thứ hai.

- Nếu người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên như trên thì không được cộng điểm của tất cả các trường hợp mà chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi vòng hai.

Như vậy, tuỳ vào từng đối tượng khác nhau, người dự thi sẽ được cộng điểm ưu tiên với đối tượng ưu tiên cao nhất theo quy định nêu trên.

Ưu tiên khi thi tuyển viên chức: Điều kiện và cộng điểm thế nào?
Ưu tiên khi thi tuyển viên chức: Điều kiện và cộng điểm thế nào? (Ảnh minh họa)

Có nhiều người cùng điểm: Ai được ưu tiên tuyển dụng?

Khi xét kết quả tuyển dụng viên chức, nếu có từ 02 người có tổng số điểm (điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên nếu có cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển trở lên thì người trúng tuyển được chọn như sau:

- Là người có kết quả phần thi kiến thức chung tại vòng 1 cao hơn (tiêu chí này đã được sửa đổi so với quy định cũ tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Bởi quy định cũ đang căn cứ vào kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn để xác định người trúng tuyển viên chức).

- Xác định theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Ngoài ra, so với quy định cũ tại Nghị định 115, do Nghị định 85 cho phép viên chức được đăng ký 02 nguyện vọng khác nhau nên nếu không trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì được xét ở nguyện vọng 02.

Trường hợp có 02 người trở lên bằng điểm nhau ở nguyện vọng 2 thì xác định người trúng tuyển vẫn thực hiện theo nguyên tắc ở trên.

Nếu vẫn còn chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm sau khi đã xét đủ 02 nguyện vọng thì căn cứ kết quả thi, người trúng tuyển sẽ được xác định như sau:

- Tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng ở đơn vị khác mà có cùng tiêu chuẩn, cùng hội đồng thi, cùng hình thức thi và chung đề thi với vị trí việc làm của đơn vị còn chỉ tiêu tuyển dụng.

- Người trúng tuyển phải đáp ứng đủ điều kiện: Điểm thi vòng 2 phải đạt từ 50 điểm trở lên.

Lưu ý: Không bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ sau áp dụng với người không được tuyển dụng.

Trên đây là giải đáp về đối tượng, điều kiện, điểm cộng khi ưu tiên khi thi tuyển viên chức. Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.