Cách tính tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên mới nhất

Tỷ lệ biểu quyết là một trong những căn cứ để kết nạp Đảng viên mới. Vậy cách tính tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.


Cách tính tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên mới nhất

Theo khoản 5.1 về một số vấn đề liên quan đến kết nạp Đảng viên và công nhận Đảng viên chính thức tại Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2021, biểu quyết là hình thức được dùng để quyết định hoặc đề nghị kết nạp Đảng viên, công nhận Đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách Đảng viên.

Theo đó, các Đảng viên sẽ biểu quyết thông qua bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ Đảng viên. Việc quyết định áp dụng hình thức biểu quyết nào sẽ do hội nghị chi bộ và hội nghị cấp uỷ quyết định.

Về tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên, điểm c khoản 3.6 Điều 3 về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên kể cả kết nạp lại Đảng viên tại Hướng dẫn 01 hướng dẫn cách tính như sau:

Nếu được 2/3 số cấp uỷ viên trở lên đồng ý thì ra Nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp. Trong đó, người có thẩm quyền ra Nghị quyết là Đảng uỷ cơ sở (nếu được uỷ quyền).

Trong trường hợp việc biểu quyết không đủ tỷ lệ 2/3 số cấp uỷ viên trở lên để ban hành Nghị quyết hoặc Quyết định kết nạp Đảng viên thì sẽ phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp uỷ để xem xét, quyết định.

Trong khi đó, theo hướng dẫn cũ tại điểm c khoản 4.2 Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016, để xem xét kết nạp hay không nếu không đủ tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên thì phải thực hiện 03 lần biểu quyết.

Sau 03 lần nhưng không đủ 2/3 số Đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận Đảng viên dự bị thành Đảng viên chính thức thì phải báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Như vậy, tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên phải đạt được từ đủ 2/3 Đảng viên trở lên biểu quyết tán thành công nhận Đảng viên dự bị là Đảng viên chính thức.

Tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên mới nhất và cách tính
Tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên mới nhất và cách tính (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất

Thủ tục kết nạp Đảng viên được thực hiện theo 06 bước dưới đây:

Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Đây là bước đầu tiên để được kết nạp Đảng viên. Sau khi học xong lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng

Sau khi được nhận giấy chứng nhận honà thành lớp bồi dưỡng nhận thức vào Đảng, người vào Đảng phải làm đơn, trình bày nhận thức về Đảng và khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực.

Bước 3: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Đây là bước vô cùng quan trọng trong thủ tục kết nạp Đảng viên. Trong đó, không chỉ Đảng viên đó mà cả người thân của Đảng viên cũng sẽ được thẩm tra lý lịch. Nội dung thẩm tra sẽ làm rõ lịch sử chính trị, việc chấp hành pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước…

Bước 4: Tổ chức lễ kết nạp

Nếu quần chúng đủ điều kiện để được kết nạp và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chi bộ tổ chức lễ kết nạp trong thời hạn 30 ngày cho người đó.

Xem chi tiết: Lễ kết nạp Đảng viên được tổ chức như thế nào?

Bước 5: Dự bị Đảng viên 12 tháng

Sau khi được kết nạp, Đảng viên đó phải tiếp tục rèn luyện, thử thách trong thời gian 12 tháng dự bị. Trong thời gian này, sẽ có Đảng viên chính thức hướng dẫn.

Bước 6: Chuyển Đảng chính thức

Kết thúc 12 tháng dự bị, nếu đáp ứng đủ điều kiện và được Đảng viên hướng dẫn cùng các Đảng viên khác biểu quyết đồng ý kết nạp thì người này sẽ thực hiện thủ tục chuyển Đảng chính thức.

Trong đó, hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển Đảng chính thức gồm: Giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng Đảng, bản tự kiểm điểm Đảng viên, bản nhận xét của Đảng viên chính thức, Nghị quyết công nhận Đảng viên chính thức…

Trên đây là quy định chi tiết về tỷ lệ biểu quyết kết nạp Đảng viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.