Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Trường hợp nào bị tước?

Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giải đáp chi tiết vấn đề: Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Trường hợp công an bị tước danh hiệu được quy định như thế nào?

1. Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Tước danh hiệu công an nhân dân là một trong các hành vi xử lý vi phạm điều lệnh công an nhân dân được Bộ Công an quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BCA. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về hình thức kỷ luật này.

Có thể hiểu, tước là xóa bỏ, lấy đi hoặc không được phép sử dụng nữa. Từ đó, có thể hiểu, tước danh hiệu công an nhân dân là việc chiến sĩ công an đó do vi phạm quy định của pháp luật nên bị xóa bỏ, không còn được sử dụng danh hiệu công an nhân dân nữa.

Trong đó, công an nhân dân là lực lượng vũ trang nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, đây cũng là lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

(căn cứ Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018).

Như vậy, có thể thấy, để có được danh hiệu công an nhân dân đồng nghĩa, cá nhân đó là một trong những đối tượng nằm trong hàng ngũ công an Việt Nam, có vai trò, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hệ thống lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng nghĩa, khi công an đó bị tước danh hiệu công an nhân dân đồng nghĩa người này không còn đứng trong hàng ngũ công an và không còn được hưởng các quyền lợi dành cho bản thân người đó và thân nhân của họ.

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Trường hợp nào bị tước?
Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Trường hợp nào bị tước? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp tước danh hiệu công an nhân dân

Căn cứ Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BCA, tước danh hiệu công an nhân dân là một trong các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm điều lệnh bên cạnh các hình thức:

a) Phê bình;

b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;

c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;

d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;

đ) Khiển trách;

e) Cảnh cáo;

g) Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;

h) Cách chức, giáng chức;

Theo đó, các trường hợp công an bị tước danh hiệu công an nhân dân khi vi phạm đến mức độ phải tước danh hiệu công an nhân dân gồm:

- Vi phạm các trường hợp bị kỷ luật phê bình; bị hạ một bậc danh hiệu thi đua trong năm; bị kỷ luật không xét tặng danh hiệu thi đua năm vi phạm; bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm; bị khiển trách; bị cảnh cáo;

- Vi phạm các quy định về một trong các vấn đề sau:

Bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy trình công tác, quy chế làm việc; chế độ thông tin báo báo, ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh; thanh tra, kiểm tra; trật tự an toàn giao thông; sản xuất trái phép, làm giả trang phục, cấp hiệu, số hiệu Công an nhân dân; sử dụng giấy chứng nhận Công an nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân và giấy tờ được cấp khác để phục vụ công tác; sử dụng chất gây nghiện trái phép, đánh bạc, hoạt động mê tín, dị đoan, sử dụng rượu, bia, chất có cồn; văn hóa ứng xử; quản lý, sử dụng tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật chứng, phương tiện nghiệp vụ, tài sản

Đáng chú ý: Mức độ hành vi vi phạm đến mức bị tước danh hiệu công an nhân dân sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định trong từng trường hợp cụ thể.

4 bước kỷ luật công an bị tước danh hiệu
4 bước kỷ luật công an bị tước danh hiệu (Ảnh minh họa)

3. Trình tự, thủ tục xử lý công an bị tước danh hiệu

Để kỷ luật công an bị tước danh hiệu thì thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Công an vi phạm điều lệnh bị yêu cầu viết bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, công an nhân dân tự nhận hình thức xử lý vi phạm.

Bước 2: Tổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về vi phạm của cán bộ, chiến sĩ công an. Trong đó, sẽ có các trường hợp sau đây:

  • Nếu vi phạm đã rõ: Không cần xác minh.
  • Nếu vi phạm chưa rõ: Thực hiện xác minh, thẩm tra, kết luận về vi phạm.

Bước 3: Tùy mức độ, tính chất vi phạm, căn cứ nội dung tự kiểm điểm và kết quả xác minh sẽ thực hiện tạm đình chỉ công tác (nếu cần thiết) thì ra quyết định hoặc báo cáo ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trong trường hợp này, sẽ thực hiện xét họp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an nếu vi phạm đến mức bị tước danh hiệu công an nhân dân. Trong đó, hồ sơ xử lý gồm:

  • Biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm điều lệnh.
  • Biên bản xác minh vi phạm cùng các chứng cứ khác nếu có.
  • Bản tự kiểm điểm của công an, chiến sĩ vi phạm điều lệnh.
  • Biên bản họp xét, đề nghị xử lý kỷ luật, biên bản kiểm phiếu (nếu có)
  • Quyết định kỷ luật, thông báo về kết quả kỷ luật.

Bước 4: Phải báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp hoặc đơn vị ra thông báo sau khi đã xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ công an.

Nếu người vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải báo cáo chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định.

Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề: Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến lực lượng vũ trang nhân dân, độc giả vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.