Từ 20/7/2020, vị trí việc làm được phân loại theo tiêu chí mới?

Vị trí việc làm là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch hoặc điều động công chức. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. Vậy, sắp tới, việc phân loại vị trí việc làm có gì mới?


Thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm của công chức

Theo khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức, vị trí việc làm được định nghĩa là:

Công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đây cũng là định nghĩa được Chính phủ nêu tại Điều 3 Nghị định 36/2013/NĐ-CP. Theo đó tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 36, vị trí việc làm được phân thành 03 loại:

- Vị trí việc làm do một người đảm nhận;

- Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;

- Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Tuy nhiên, từ 20/7/2020 khi Nghị định 62 chính thức có hiệu lực, vị trí việc làm được phân loại theo các tiêu chí như sau:

- Theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm, nhiều người đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm;

- Theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung như tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng…

Như vậy, ngoài cách phân loại như quy định hiện nay, vị trí việc làm còn được phân theo tính chất, nội dung công việc tại Nghị định 62 vừa được ban hành và sắp có hiệu lực từ 20/7/2020.

phân loại vị trí việc làm

Từ 20/7/2020, sẽ phân loại vị trí việc làm theo tiêu chí mới? (Ảnh minh họa)

5 trường hợp điều chỉnh vị trí việc làm của công chức

Hiện nay, theo Điều 12 Nghị định 36, việc điều chỉnh vị trí việc làm được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức lại hoặc giải thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; tình hình phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, đô thị hóa, an ninh trật tự;

- Tính chất, đặc điểm, yêu cầu, mức độ phức tạp, quy mô công việc, phạm vi quản lý, đối tượng phục vụ, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Trang thiết bị, phương tiện làm việc, mức độ hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 9 Nghị định 62, việc điều chỉnh vị trí làm việc chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:

- Có sự thay đổi một trong các căn cứ: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ…

- Được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, từ 20/7/2020, theo Nghị định 62, vị trí việc làm được điều chỉnh trong 02 trường hợp nêu trên. Đồng thời Nghị định 62 cũng bổ sung thêm cách phân loại vị trí việc làm của công chức.

Ngoài ra, độc giả có thể xem thêm một số nội dung mới được quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP tại bài viết dưới đây:

>> Thay đổi mới về điều chỉnh biên chế công chức theo Nghị định 62

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, giáo viên nhiều tỉnh sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm?

Sắp tới, giáo viên nhiều tỉnh sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm?

Sắp tới, giáo viên nhiều tỉnh sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm?

Bởi chính sách tiền lương của giáo viên vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi phải được cải cách nên tại Nghị quyết 27-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt. Một trong số đó là mở rộng việc áp dụng chi thu nhập tăng thêm cho giáo viên tại nhiều tỉnh, thành.