Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không?

Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không là thắc mắc của rất nhiều người được gửi đến tổng đài 19006192 của LuatVietnam. Cùng tìm hiểu câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé.

Làm Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không?

Tiêu chuẩn để được bầu hoặc tự ứng cử Trưởng thôn nêu tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV không đề cập đến vấn đề Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không. Bởi vậy, có thể khẳng định, việc có là Đảng viên hay không không phải là tiêu chuẩn bắt buộc với Trưởng thôn.

Trưởng thôn chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Về nơi cư trú: Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn đó. Nếu đó là tổ dân phố thì Tổ trưởng tổ dân phố cũng phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên tại tổ dân phố đó.

- Về độ tuổi quy định: Trưởng thôn phải là người có độ tuổi đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt để đảm nhiệm được đầy đủ các nhiệm vụ của Trưởng thôn trong suốt nhiệm kỳ của mình.

- Về tinh thần làm việc: Điều 11 Thông tư này yêu cầu Trưởng thôn phải là người nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.

- Về uy tín: Trưởng thôn phải là người được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình của Trưởng thôn phải gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định khác của địa phương.

- Về trình độ văn hoá: Trưởng thôn phải là người có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Do đó, có thể thấy, luật không quy định về việc Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên hay không. Đây có thể là tiêu chí ưu tiên chọn Trưởng thôn khi cùng lúc có nhiều ứng cử viên.

Theo quy định, không bắt buộc Trưởng thôn là Đảng viên (Ảnh minh hoạ)

Quy trình bầu Trưởng thôn thực hiện như thế nào?

Để được bầu làm Trưởng thôn, ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì còn phải thực hiện theo quy trình bầu nêu tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV như sau:

Bước 1: Ban Công tác Mặt trận thôn đề cử danh sách ứng cử viên Trưởng thôn sau khi đã thống nhất với Chi uỷ Chi bộ.

Bước 2: Tổ chức Hội nghị bầu Trưởng thôn. Tại Hội nghị này, cư tri tại thôn có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử.

Hội nghị này được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tham gia. Việc bầu cử Trưởng thôn thực hiện theo trình tự sau:

- Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử, quyết định thành lập và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử.

- Trưởng thôn đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri và hội nghị này thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua.

- Nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn và giới thiệu danh sách người ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận thôn đề cử. Ngoài ra, cử tri cũng có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử.

- Thảo luận, cho ý kiến về người ứng cử và ấn định danh sách người ứng cử để biểu quyết. Hình thức biểu quyết là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội nghị quyết định) và khi có trên 50% cử tri tham dự tán thành thì sẽ có giá trị.

Sau khi hội nghị có kết quả bầu cử, Tổ bầu cử phải lập biên bản kiểm phiếu và báo cáo Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

(quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN)

Bước 3: Căn cứ kết quả đã bầu cử tai Hội nghị bầu Trưởng thôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn.

Trên đây là giải đáp chi tiết về thắc mắc: Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không? Nếu còn vướng mắc khác liên quan đến đối tượng này, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(48 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.