Trường hợp nào viên chức được tuyển dụng đặc biệt?

Viên chức là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Vậy liệu có trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức không?


Các hình thức tuyển dụng viên chức mới nhất hiện nay

Tuyển dụng viên chức là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, để được đăng ký dự tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức năm 2010 gồm:

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú ở Việt Nam;

- Có đơn đăng ký dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, hành nghề hoặc năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập;

- Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ…

Hiện nay, theo quy định tại Điều 23 Luật Viên chức, viên chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Và việc tuyển dụng theo hình thức nào sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định (theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP).

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 85 của Chính phủ, các hình thức tuyển dụng viên chức được áp dụng gồm:

- Thi tuyển viên chức: Thực hiện theo 02 vòng:

  • Vòng 1: Thi trác nghiệm trên máy tính để kiểm tra kiến thức chung gồm các phần thi: Kiến thức chung và ngoại ngữ (có thể thi ngoại ngữ hoặc không nếu vị trí việc làm không yêu cầu hoặc thuộc trường hợp được miễn thi).
  • Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng một trong ba hình thức là vấn đáp, thực hành hoặc thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận).

- Xét tuyển viên chức: Cũng thực hiện theo 02 vòng, gồm:

  • Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự thi
  • Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng một trong ba hình thức là vấn đáp, thực hành hoặc thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận).

- Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức: Khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, viên chức sẽ được tiếp nhận vào viên chức nếu:

  • Có đủ 05 năm trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ hợp với vị trí việc làm dự kiến được tiếp nhận.
  • Cán bộ, công chức cấp xã đang làm việc phù hợp vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
  • Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác đến đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
  • Người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên, đang làm việc tại cơ quan có trụ sở/chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài có trụ sở/chi nhánh ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp vị trí cần tuyển, có đủ 03 năm công tác làm chuyên môn phù hợp trở lên.
  • Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, nghề truyền thống…
Toàn bộ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức
Toàn bộ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức (Ảnh minh họa)

Quy trình đặc cách tuyển dụng viên chức mới nhất

Khi đáp ứng các điều kiện để được tiếp nhận vào viên chức thì quy trình tuyển dụng trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức như sau:

Hồ sơ

  • Sơ yếu lý lịch cá nhân (lập trong 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)
  • Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu (bản sao)
  • Giấy khám sức khỏe (xác nhận trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận)
  • Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quán trình công tác.

Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức

Để tiếp nhận với người không giữ chức vụ quản lý thì phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để thực hiện các công việc:

  • Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ
  • Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (có thể không phải sát hạch ngoại ngữ nếu vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ)

Lưu ý: Quy trình này không áp dụng với:

  • Tiếp nhận vào viên chức để bổ nhiệm chức vụ quản lý.
  • Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác nhưng vẫn làm phù hợp vị trí việc làm.
  • Người tốt nghiệp tiến sĩ với các điều kiện ở trên.
  • Người tài năng, năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, nghề truyền thống.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dưới đây là tổng hợp những điểm đáng chú ý về lực lượng bảo vệ trật tự ở cơ sở.