Mới đây, thông tin Thành phố Vinh - Nghệ An không xét tuyển viên chức giáo dục đối với người quá 30 tuổi đang là vấn đề được tranh luận sôi nổi. Vậy hiện nay, pháp luật có giới hạn tuổi trong tuyển dụng viên chức không?
Không giới hạn độ tuổi tuyển dụng viên chức
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển (theo Điều 23 Luật Viên chức năm 2010). Theo đó, việc tuyển dụng viên chức căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên (Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật);
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
Ngoài các điều kiện trên, người đăng ký dự tuyển cần đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái quy định của pháp luật.
Theo đó, Luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu để đăng ký dự tuyển viên chức mà không quy định độ tuổi tối đa. Như vậy, trường hợp thỏa mãn các điều kiện dự tuyển nêu trên thì được đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trường hợp giới hạn độ tuổi tối đa trong tuyển dụng viên chức là trái với quy định pháp luật hiện hành.
Năm 2020, thi viên chức có giới hạn tuổi không? (Ảnh minh họa)
Điều kiện tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng
Tại Công văn số 5378/BNV-CBCC năm 2019, Bộ Nội vụ nêu rõ, đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là:
- Giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập;
- Đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015;
- Trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận giáo viên hợp đồng vào viên chức không qua thi tuyển.
Nghị định 178 quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Dưới đây là thông tin về tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178.
Theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ được hưởng các chính sách trọng dụng.
Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.
Những người làm việc trong ngành Công an, Quân đội hưởng chế độ thế nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy? Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp theo quy định tại Nghị định 178.
Từ 01/7/2020, Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng hàng loạt chính sách dành cho viên chức. Một trong số đó là vấn đề “biên chế” của nhóm đối tượng này.
Khi muốn xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị thường có chính sách cử viên chức đi đào tạo. Vậy trong trường hợp đó, viên chức được tính lương thế nào?
Mặc dù đã có quy định về các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không ít trường hợp áp dụng sai đối tượng. Khi đó, những người bị tinh giản biên chế sai đối tượng sẽ được xử lý thế nào?
Trong quá trình làm việc, có thể vì áp lực công việc, vì đồng nghiệp, lãnh đạo… nhiều công chức muốn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào công chức cũng được đồng ý cho thôi việc. Vậy nếu công chức tự ý nghỉ việc thì bị xử lý thế nào?