Tin không vui: Sắp bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên

Luật Giáo dục 2019 đã chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên, từ ngày 01/7/2020. 

Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, từ năm 2021, chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi.

Đáng chú ý nhất là hàng hoạt các khoản phụ cấp đang duy trì hiện nay sẽ được bãi bỏ; trong đó có phụ cấp thâm niên nghề.

Để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức, sẽ chỉ còn 03 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, gồm: quân đội, công an, cơ yếu.

Với chủ trương trên của Bộ Chính trị, chế độ phụ cấp thâm niên nghề với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng sẽ không còn nữa.

Tin không vui: Sắp bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên

Phụ cấp thâm niên với giáo viên sẽ được bãi bỏ (Ảnh minh họa)

Thực hiện chủ trương đó, tại Điều 76 của Luật Giáo dục 2019 vừa được Quốc hội thông qua, chế độ phụ cấp với giáo viên cũng chỉ được nhắc đến như sau: “Nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.

Trong khi trước đây Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, có thể hiểu, từ thời điểm 01/7/2020 - khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực - phụ cấp thâm niên với giáo viên đã chính thức được bãi bỏ. Đây có lẽ là tin không vui đối với nhiều giáo viên bởi hiện nay, phụ cấp thâm niên chính là một nguồn thu nhập, là một trong những động lực để những người “lái đò” gắn bó lâu dài với nghề.

Tuy nhiên, cho dù phụ cấp thâm niên nghề giáo có được bãi bỏ thì cũng không đồng nghĩa với việc quyền lợi của giáo viên sẽ bị thu hẹp lại. Bởi cũng từ năm 2021, chế độ tiền lương mới với sẽ được áp dụng, với kỳ vọng thu nhập của những người làm nghề giáo sẽ được cải thiện.


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.