Công chức tư pháp hộ tịch phải có bằng trung cấp luật trở lên?

Để khắc phục những yếu kém, hạn chế trong đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch hiện nay, Luật Hộ tịch đã nêu rõ điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh này.


Điều kiện trở thành công chức tư pháp hộ tịch hiện nay

Theo quy định tại Điều 72 Luật Hộ tịch hiện hành, công chức làm công tác hộ tịch gồm: Công chức tư pháp, hộ tịch ở cấp xã, ở phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong đó, điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức tư pháp hộ tịch cấp xã gồm:

- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

- Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Với công chức làm việc ở Phòng tư pháp thì phải có trình độ cử nhân luật trở lên và được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

Do đó, yêu cầu tối thiểu về trình độ đào tạo để có thể trở thành công chức tư pháp, hộ tịch là phải có bằng trung cấp luật trở lên.

Như vậy, từ ngày 01/01/2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn đã nêu ở trên làm công tác hộ tịch.

tiêu chuẩn công chức tư pháp hộ tịch

Tiêu chuẩn trở thành công chức tư pháp, hộ tịch (Ảnh minh họa)

Sắp tới, công chức tư pháp, hộ tịch có thể do 2 người đảm nhiệm?

Theo quy định hiện nay, tại Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, phường, thị trấn thì có 02 chức danh được bố trí 02 người đảm nhiệm:

- Chức danh văn hóa, xã hội;

- Chức danh địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường (với các xã) hoặc địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (với các phường, thị trấn).

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn cán bộ, công chức cấp xã trong đó có đề xuất thêm 02 chức danh cấp xã có thể bố trí 02 người đảm nhiệm là chức danh tư pháp, hộ tịch và văn phòng, thống kê.

Dù vậy, vẫn phải bảo đảm tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn bằng hoặc thấp hơn số lượng quy định tại Điều 4 Nghị định 92/2009 sửa đổi năm 2019:

- Loại xã cấp 1: Tối đa 23 người;

- Loại xã cấp 2: Tối đa 21 người;

- Loại xã cấp 3: Tối đa 19 người.

Lưu ý rằng: Những chức danh công chức cấp xã bố trí 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã.

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, công chức tư pháp, hộ tịch có thể được bố trí 02 người đảm nhiệm.

>> Infographic: 5 thông tin mới liên quan đến mọi cán bộ, công chức cấp xã

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.