Trưởng thôn là người bắt buộc phải có ở mỗi thôn, xóm. Vậy phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để trở thành trưởng thôn? Đến năm 2021, trưởng thôn được nhận phụ cấp thế nào?
- Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố
- Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe;
- Nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;
- Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Trong khi đó, theo Điều 1 Điều lệ Đảng, Đảng viên là người đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Có đạo đức và lối sống lành mạnh; Gắn bó mật thiết với nhân dân;
- Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng…
Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, để trở thành trưởng thôn thì không bắt buộc phải là Đảng viên mà chỉ phải đáp ứng đầy đủ 06 tiêu chuẩn nêu trên.
Tiêu chuẩn của trưởng thôn, mức phụ cấp trưởng thôn 2021 (Ảnh minh họa)
Mức phụ cấp trưởng thôn năm 2021 thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn và được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, trưởng thôn được trả phụ cấp theo phương thức khoán với mức khoán cụ thể như sau:
Ngân sách Nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Bởi vậy, các đối tượng người hoạt động không chuyên trách được hưởng mức khoán phụ cấp là:
- Khoán quỹ phụ cấp hàng tháng: 3,0 lần mức lương cơ sở tương đương 4,47 triệu đồng/tháng;
- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, thuộc xã biên giới hoặc hải đảo: 5,0 lần mức lương cơ sở tương đương 7,45 đồng/tháng.
Trong đó, mức khoán phụ cấp cụ thể của trưởng thôn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ quỹ phụ cấp nêu trên, đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách địa phương quyết định.
Trên đây là tiêu chuẩn và mức phụ cấp của trưởng thôn theo quy định hiện nay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nếu bạn quan tâm chế độ tiền lương của công chức sau sáp nhập tỉnh thành như thế nào, hãy theo dõi bài viết để nắm được thông tin chính xác nhất theo đề án của Thủ tướng Chính phủ.
Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Bài viết dưới đây sẽ thông tin về biên chế, phương án bố trí lãnh đạo cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Khi thực hiện sáp nhập, sẽ có sự thay đổi lớn trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã. Vậy cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sẽ thế nào sau sáp nhập? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Hiện nay, ngoài các trường mẫu giáo, nhà trẻ với quy mô lớn, Nhà nước còn cho phép mở các lớp trông trẻ tại nhà với quy mô nhỏ để chăm sóc, nuôi dạy trẻ mẫu giáo. Vậy giáo viên mầm non có được mở lớp trông trẻ tại nhà không?
Đảng viên khi muốn được công nhận chính thức phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Vậy tuổi Đảng tính từ thời điểm kết nạp chính thức hay từ thời điểm dự bị?
Hiệu trưởng, hiệu phó là những vị vô cùng quan trọng trong cơ cấu tổ chức trường học. Vậy muốn trở thành hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học thì giáo viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?