Chỉ được biệt phái công chức không quá 3 năm?

Theo yêu cầu nhiệm vụ, công chức được cử biệt phái đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Tuy nhiên, sau bao lâu thì công chức sẽ được quay trở lại nơi làm việc ban đầu?


2 trường hợp công chức bị cử đi biệt phái

Khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ:

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, tại Điều 27 Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ, việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Từ các căn cứ trên có thể thấy, công chức sẽ bị biệt phái trong 02 trường hợp: Do yêu cầu của nhiệm vụ, cụ thể là trong các trường hợp đột xuất, cấp bách và khi phải thực hiện một công việc cụ thể chỉ cần một khoảng thời gian nhất định.

Trong thời gian bị biệt phái này, mặc dù công chức phải chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái nhưng vẫn thuộc biên chế của đơn vị ban đầu.

Thời hạn biệt phái công chức

Chỉ được biệt phái công chức không quá 3 năm? (Ảnh minh họa)


Thời hạn biệt phái công chức không quá 3 năm?

Bởi việc biệt phái công chức chỉ nhằm thực hiện công việc trong một thời gian nhất định nên theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 24, khoảng thời gian này là không quá 03 năm trừ một số ngành, lĩnh vực đặc thù do Chính phủ quy định.

Khi hết thời hạn biệt phái, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải có trách nhiệm trả lương, bố trí công việc phù hợp và bảo đảm các quyền lợi khác cho các đối tượng này.

Đồng thời, trong thời gian biệt phái, công chức sẽ được hưởng một số chính sách như:

- Được thuê nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng;

- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP nếu biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, sẽ không thực hiện biệt phái với 04 đối tượng công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật; Đang bị điều tra, truy tố, xét xử; Đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Tóm lại, cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý công chức chỉ được biệt phái công chức trong 02 trường hợp với thời hạn tối đa là 03 năm. Hết thời hạn này phải bố trí công việc phù hợp cho công chức.

>> So sánh biệt phái giữa công chức và viên chức?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.