Để đồng bộ các quy định mới được nêu tại Luật Giáo dục năm 2019, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84 hướng dẫn chi tiết. Trong đó, nổi bật là quy định cụ thể thời gian nghỉ hè của giáo viên.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức năm 2010, giáo viên được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao động. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 70 Luật Giáo dục năm 2019, được nghỉ hè là một trong những quyền lợi của nhà giáo.
Quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp từ 01/9/2020 (Ảnh minh họa)
Hiện nay, đối với giáo viên của từng cấp học khác nhau, căn cứ vào thời gian làm việc khác nhau nên thời gian nghỉ hè của các giáo viên cũng đang được quy định khác nhau. Cụ thể:
Có thể thấy, việc quy định thời gian được nghỉ hè của giáo viên các cấp hiện nay đang còn rời rạc, khó theo dõi, khiến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, để đồng bộ với quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84.
Theo đó, tại Nghị định này, thời gian nghỉ hè được Chính phủ quy định cụ thể, rõ ràng như sau:
- Giáo viên mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông nhiều cấp học), trường chuyên biệt: 08 tuần gồm cả nghỉ phép hằng năm;
- Giảng viên trường trung cấp, trường cao đẳng: 06 tuần gồm cả nghỉ phép hằng năm;
- Giảng viên đại học (trường đại học, đại học, học viện): Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc cấp bách, thời gian nghỉ hè của các giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông, chuyên biệt, trung cấp và cao đẳng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
Về thời điểm nghỉ hè của giáo viên, Nghị định này nêu rõ:
- Giáo viên mầm non, phổ thông, chuyên biệt trên địa bàn sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học và điều kiện cụ thể của địa phương để quyết định;
- Giáo viên trung cấp, cao đẳng sẽ do Hiệu trưởng các trường này quyết định căn cứ vào kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.
Riêng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Đáng chú ý: Ngoài thời gian nghỉ hè nêu trên, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 gồm:
- 01 ngày Tết Dương lịch;
- 05 ngày Tết Âm lịch;
- 01 ngày Chiến thắng (30/4);
- 01 ngày Quốc tế lao động (01/5);
- 01 ngày Quốc khánh (02/9);
- 01 ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Trên đây là thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp từ 01/9/2020 theo quy định của Nghị định 84/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, bắt đầu từ 01/7, giáo viên cũng phải làm quen với 05 quy định mới khác, cụ thể tại bài viết dưới đây:
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.
Vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ thêm 02 chế độ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc từ 01/8. Cụ thể đó là chế độ gì? Cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc bố trí nhân sự bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào luôn nhận được sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về bố trí cán bộ, công chức tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Cùng theo dõi điểm mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ 01/01/2025 tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.