Ngoài vấn đề về bổ nhiệm, xếp lương mới cho giáo viên các cấp, bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây còn quy định về thời gian giữ hạng để được thăng hạng.
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp
Một trong những tiêu chuẩn, điều kiện để viên chức được phép thi/xét thăng hạng là phải đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của chức danh dự thi/xét thăng hạng.
Giáo viên giữ hạng cũ bao lâu thì được thăng hạng mới? (Ảnh minh họa)
Với riêng giáo viên, theo quy định tại bốn Thông tư mới được ban hành, giáo viên các cấp sau khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới sẽ gồm các hạng là hạng I, hạng II và hạng III. Do đó, thứ tự thăng hạng sẽ gồm: Hạng III thăng lên hạng II, từ hạng II thăng lên hạng I.
Về thời gian giữ hạng cũ, bốn Thông tư mới quy định như sau:
Giáo viên
Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đến thời hạn nộp hồ sơ
Mầm non
Thăng lên hạng I mã số V.07.02.24
Giữ hạng II mã số V.07.02.25 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Thăng lên hạng II mã số V.07.02.25
- Giữ hạng III mã số V.07.02.26 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Hoặc:
- Đã có bằng cử nhân trở lên trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng II và giữ hạng III mã số V.07.02.26 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Tiểu học
Thăng hạng I mã số V.07.03.27
Giữ hạng II mã số V.07.03.28 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Thăng lên hạng II mã số V.07.03.28
- Giữ hạng III mã số V.07.03.29 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Hoặc:
- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng II và giữ hạng III mã số V.07.03.29 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Giáo viên THCS
Thăng lên hạng I mã số V.07.04.30
Giữ hạng II mã số V.07.04.31 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Thăng lên hạng II mã số V.07.04.31
Giữ hạng III mã số V.07.04.32 hoặc tương đương đủ từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Hoặc:
- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng II và có thời gian giữ hạng III mã số V.07.04.32 hoặc tương đương đủ từ 06 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Giáo viên THPT
Thăng lên hạng I mã số V.07.05.13
- Giữ hạng II mã số V.07.05.14 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Thăng lên hạng II mã số V.07.05.14
- Giữ hạng III mã số V.07.05.15 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Hoặc:
- Đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THPT hạng II và giữ hạng III mã số V.07.05.15 hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Trong đó:
- Thời gian giáo viên mầm non giữ hạng II mã số V.07.02.04 và tương đương, hạng III mã số V.07.02.05 và tương đương được tính là tương đương với thời gian giữ hạng II mã số V.07.02.25, hạng III V.07.02.26.
- Thời gian giáo viên tiểu học giữ hạng II mã số V.07.03.07 và tương đương, hạng III mã số V.07.03.08 và tương đương được tính là tương đương với thời gian giữ hạng II mã số V.07.03.28, hạng III mã số V.07.03.29 theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.
Như vậy, căn cứ bảng trên, nếu chưa có bằng thạc sĩ, muốn thăng lên hạng I thì giáo viên các cấp phải có thời gian giữ hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên; thăng lên hạng II thì phải có thời gian giữ hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên.
Trên đây là quy định về điều kiện về thời gian làm giáo viên để thăng hạng theo quy định từ ngày 20/3/2021 theo bốn Thông tư vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Bài viết dưới đây của LuatVienam sẽ tổng hợp các văn bản về sắp xếp tinh gọn bộ máy mới nhất. Đây là một trong những vấn đề nổi bật, đã và đang đặc biệt được quan tâm.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy chính sách tinh giản biên chế tại Nghị định này ra sao?
Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư có đề xuất bỏ hai loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm, giáo viên mầm non phải tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Xếp loại thế nào?
Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, từ ngày 20/3/2021, khi bốn Thông tư mới về giáo viên được áp dụng thì giáo viên giảng dạy lâu năm và mới được tuyển dụng có mức lương giống nhau. Vậy thực hư vấn đề này thế nào?
Khi bốn Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây, một trong những vấn đề được giáo viên các cấp quan tâm nhất là chuyển xếp lương khi bổ nhiệm hạng chức danh mới. Liệu có thay đổi gì so với bây giờ không?