Hàng triệu nhà giáo sẽ được thêm quyền lợi về lương, phụ cấp?

Dự thảo Luật Nhà giáo đang nhận được sự quan tâm đặc biệt lớn từ người dân cả nước. Dưới đây là đề xuất quyền lợi về lương phụ cấp của nhà giáo tại dự thảo Luật này.

1. Đề xuất 6 trường hợp nhà giáo được hưởng lương, phụ cấp cao hơn

Theo tinh thần của Tờ trình 656/TTr-CP, Bộ Giáo dục đề xuất 06 trường hợp nhà giáo được hưởng lương, phụ cấp cao hơn các nhà giáo khác gồm:

- Nhà giáo cấp học mầm non;

- Nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác;

- Nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập;

- Nhà giáo là người dân tộc thiểu số;

- Nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù.

Đây cũng là nội dung đề xuất được nêu tại điểm c khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất.

2. Đề xuất ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất trong các ngành

Bên cạnh đề xuất các nhà giáo được hưởng mức lương và phụ cấp cao hơn các nhà giáo khác thì Bộ Giáo dục cũng đề xuất quyền lợi về lương phụ cấp của nhà giáo so với các ngành, nghề khác.

Cụ thể, cũng tại khoản 1 Điều 27 dự thảo, Bộ Giáo dục đề xuất, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Khi được tuyển dụng và xếp lương lần đầu thì nhà giáo được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tức, thay vì xếp bậc 1 như các ngành, nghề khác, sau khi được tuyển dụng, nhà giáo được xếp lương bậc 2.

Về các loại phụ cấp, dự thảo Luật Nhà giáo nêu rõ:

- Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp khác: Được tính theo tính chất công việc và theo vùng.

- Chế độ đặc thù và hưởng mức cao nhất nếu trùng với chính sách dành cho nhà giáo: Nhà giáo công tác ở ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù.

- Phụ cấp lưu động: Áp dụng với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ/phổ cập giáo dục/biệt phái/dạy tăng cường/dạy liên trường/phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc.

- Phụ cấp, trợ cấp thu hút: Với người có trình độ cao, có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; công tác ở vùng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang, ven biển, hải đảo.

- Phụ cấp thâm niên: Vấn áp dụng đến khi chính sách cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

- Chính sách hỗ trợ thêm

+ Bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu, được thuê nhà công vụ…

+ Được thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc nếu làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi:

  • Nghỉ hằng năm.
  • Nghỉ Tết, lễ.
  • Nghỉ việc riêng về thăm gia đình.

+ Áp dụng với các đối tượng:

  • Công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Dạy trường chuyên biệt;
  • Dạy giáo dục hòa nhập;
  • Dạy tiếng dân tộc thiểu số;
  • Dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số;
  • Dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.

- Chính sách hỗ trợ khác:

  • Trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
  • Chăm sóc sức khỏe định kỳ, sức khỏe nghề nghiệp
Đề xuất quyền lợi về lương phụ cấp của nhà giáo (Ảnh minh họa)

3. Đề xuất kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm cho nhà giáo

Khi được kéo dài thời gian làm việc, nhà giáo sẽ có cơ hội được đảm bảo lương, phụ cấp tốt hơn so với khi nghỉ hưu. Điều 31 dự thảo Luật Nhà giáo quy định vấn đề này cho các đối tượng:

- Nhà giáo có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ, làm việc trong lĩnh vực chuyên sâu đặc thù: Được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi đáp ứng điều kiện:

- Cơ sở giáo dục có nhu cầu.

- Nhà giáo có đủ sức khỏe, tự nguyện.

- Nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

- Thời gian áp dụng không quá 05 năm nếu có trình độ tiến sĩ, không quá 07 năm nếu có chức danh Phó Giáo sư và không quá 10 năm nếu có chức danh Giáo sư.

Trên đây là thông tin mới nhất: Đề xuất quyền lợi về lương phụ cấp của nhà giáo theo dự thảo Luật Nhà giáo.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục