Thế nào là “Trả lương theo vị trí việc làm” cho cán bộ, công chức?

Một trong những nội dung đáng chú ý về cải cách tiền lương là trả lương công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Vậy thế nào là trả lương theo vị trí việc làm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thế nào là trả lương theo vị trí việc làm?

1.1 Vị trí việc làm là gì?

Để biết thế nào là trả lương theo vị trí việc làm cho công chức là như thế nào thì người đọc cần biết khái niệm về vị trí việc làm. Theo đó, vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ hoặc chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý.

Đây cũng là căn cứ để xác định biên chế (đối với công chức) hoặc số lượng người làm việc, cơ cấu (với viên chức) trong việc tueyẻn dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

Những định nghĩa này được quy định tại Luật Viên chức hoặc Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

Theo khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008:

3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức năm 2010:

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Trả lương theo vị trí việc làm là gì?
Trả lương theo vị trí việc làm là gì? (Ảnh minh họa)

1.2 Thế nào là trả lương theo vị trí việc làm?

Từ khái niệm vị trí việc làm có thể suy ra, định nghĩa thế nào là trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.

Đồng thời, việc trả lương theo vị trí việc làm cũng là một trong những bước cải cách lớn liên quan đến tiền lương của công chức, viên chức. Bộ Chính trị đã nêu quan điểm này tại Nghị quyết số 27-NQ/TW như sau:

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành

Theo đó, mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm; mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn “cào bằng” giữa mọi ngành như hiện nay.

Người dù mới được tuyển dụng/bổ nhiệm nếu đáp ứng được yêu cầu công việc tại vị trí việc làm đó sẽ được lương tương xứng với công sức và kết quả làm việc. Riêng những người giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng lương theo chức danh, chức vụ đang giữ.

Như vậy, tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại.

2. Bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức

2.1 Cách thức trả lương hiện nay

Trong nhiều năm trở lại đây, lương của cán bộ, công chức, viên chức đều được tính theo một công thức chung là hệ số lương x mức lương cơ sở.

Có nhiều bậc lương khác nhau, công tác càng lâu, lương sẽ càng tăng (cứ sau 03 năm lại được nâng bậc lương). Đồng thời, việc xếp lương cũng được tính theo bằng cấp (cứ tốt nghiệp đại học sẽ luôn có hệ số lương khởi điểm là 2,34)…

Cách thức trả lương hiện nay được cho là có tính chất “cào bằng”, không đánh giá được đúng năng lực, vị trí của cán bộ, công chức, viên chức; không tạo động lực cống hiến cho những người thật sự có tài, cũng như không khuyến khích, thu hút được những người giỏi về công tác tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Nghị quyết 27, Bộ Chính trị cũng khẳng định:

Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương

Bảng lương hiện nay được cho là có nhiều bất cập
Bảng lương hiện nay được cho là có nhiều bất cập (Ảnh minh họa)

2.2 Bảng lương theo vị trí việc làm

Khi thực hiện cải cách tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các bảng lương theo vị trí việc làm dưới đây:

  • Một bảng lương chức vụ: Áp dụng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.
  • Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ: Xây dựng theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức - những người không giữ chức danh lãnh đạo.
  • Ba bảng lương cho lực lượng công an, quân đội, cơ yếu gồm bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và bảng lương công nhân quốc phòng, công an.

Trong đó, những bảng lương này được xây dựng bằng con số cụ thể, không được tính theo mức lương cơ sở và hệ số lương và không còn cào bằng như trước đó.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Thế nào là trả lương theo vị trí việc làm công chức, viên chức. Nếu còn vướng mắc các vấn đề khác về đối tượng này, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Lộ trình tăng lương cơ bản đến 2025: Tin quan trọng với mọi người dân

Lộ trình tăng lương cơ bản đến 2025: Tin quan trọng với mọi người dân

Lộ trình tăng lương cơ bản đến 2025: Tin quan trọng với mọi người dân

Vấn đề lương luôn là điểm nóng được đông đảo người lao động quan tâm. Vậy lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 của người lao động sẽ diễn ra thế nào? Dự đoán đến 2025, lương cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ ra sao?