Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp?

Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, việc thành lập mới các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước luôn được khuyến khích. Thế nhưng, với riêng đối tượng công chức, việc thành lập doanh nghiệp bị cấm.

Công chức không được thành lập doanh nghiệp

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã…

Tương tự, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp mới nhất cũng nhấn mạnh: Cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Pháp luật không cho phép công chức được thành lập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)


Vì sao cấm công chức thành lập doanh nghiệp?

Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, việc không cho phép công chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

Công chức vừa đồng thời là người quản lý, vừa đồng thời là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính.

Cũng vì lý do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.

Trên đây là lý giải cho câu hỏi Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp? Để tra cứu các văn bản thuộc lĩnh vực Cán bộ - Công chức - Viên chức, bạn đọc có thể xem tại đây.



Lan Vũ

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.