Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp?
Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, việc thành lập mới các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước luôn được khuyến khích. Thế nhưng, với riêng đối tượng công chức, việc thành lập doanh nghiệp bị cấm.
Công chức không được thành lập doanh nghiệp
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã…
Tương tự, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp mới nhất cũng nhấn mạnh: Cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Pháp luật không cho phép công chức được thành lập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
Vì sao cấm công chức thành lập doanh nghiệp?
Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, việc không cho phép công chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.
Công chức vừa đồng thời là người quản lý, vừa đồng thời là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính.
Cũng vì lý do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.
Trên đây là lý giải cho câu hỏi Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp? Để tra cứu các văn bản thuộc lĩnh vực Cán bộ - Công chức - Viên chức, bạn đọc có thể xem tại đây.
Lan Vũ
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- 4 trường hợp xem xét miễn hình phạt cho tội phạm tham nhũng (18/01/2021 10:36)
- Những cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản năm 2021? (12/01/2021 08:03)
- Công chức phải cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập trong 15 ngày (10/11/2020 11:20)
- Sắp tới, người tố cáo tham nhũng, lãng phí được bảo vệ thế nào? (08/11/2020 11:00)
- Giảm thời gian công khai bản kê khai tài sản từ 20/12/2020 (03/11/2020 10:01)
- 3 tiêu chí chọn công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (03/11/2020 08:00)
- Công chức che giấu tài sản, thu nhập có thể bị buộc thôi việc (31/10/2020 19:39)
- Infographic: Dự kiến 4 trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt (03/09/2020 11:00)
- 4 trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt (dự kiến) (18/08/2020 14:30)
- Công chức có được phép thành lập hợp tác xã? (08/05/2020 15:50)
- Chính sách mới ảnh hưởng công chức, viên chức tháng 3/2021 (26/02/2021 09:03)
- Giáo viên nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III? (25/02/2021 09:00)
- Giáo viên chưa đạt chuẩn được xếp lương thế nào từ 20/3/2021? (24/02/2021 09:00)
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021 (23/02/2021 16:00)
- Điều kiện miễn nhiệm chức vụ cán bộ mới nhất (23/02/2021 08:00)
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021 (22/02/2021 16:00)
- Nhận phong bì của dân, công chức bị phạt thế nào? (02/04/2019 07:00)
- Mức lương mới năm 2019 của các chuyên viên Nhà nước (29/03/2019 07:00)
- Tham ô khác tham nhũng thế nào? Mức phạt với công chức tham ô (28/03/2019 13:00)
- Cập nhật: Mức lương khởi điểm của công chức mới nhất (27/03/2019 21:00)
- Chi tiết mức đóng Đảng phí mới nhất năm nay (27/03/2019 11:25)