Hiện nay, sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào công chức?

Ngoài hình thức thi tuyển và xét tuyển, một số trường hợp sẽ được tuyển dụng đặc biệt. Vậy theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, sinh viên xuất sắc có được "tuyển thẳng" vào công chức không?


Các trường hợp được “tuyển thẳng” vào công chức từ 01/7/2020

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, công chức được tuyển dụng thông qua hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp được tuyển dụng đặc biệt.

Cụ thể, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào công chức với các trường hợp:

- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

- Cán bộ, công chức cấp xã;

- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

- Người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng… trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Những người này sẽ được bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức khác.

Đáng lưu ý: Chỉ “tuyển thẳng” vào công chức những đối tượng nêu trên nếu những người này không trong thời hạn kỷ luật cũng như trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Không chỉ vậy, trừ người từng là cán bộ, công chức thì các đối tượng còn lại phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

Có thể thấy, hình thức này đã được quy định tại Nghị định 161 năm 2018 của Chính phủ. Tuy nhiên, từ 01/7/2020 mới chính thức được Luật hóa.

sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào công chức

Hiện nay, sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào công chức? (Ảnh minh họa)

Sinh viên xuất sắc có được “tuyển thẳng” vào công chức không?

Theo phân tích ở trên, sinh viên xuất sắc không phải là đối tượng được “tuyển thẳng” vào công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi cũng như các văn bản hướng dẫn chi tiết khác.

Tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc là một trong những đối tượng được tuyển dụng vào công chức thông qua xét tuyển cùng với các đối tượng:

- Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn (giữ nguyên như quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008);

- Người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương (được bổ sung để phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019).

Như vậy, có thể thấy, nếutrước đây chỉ có một trường hợp được xét tuyển vào công chức thì hiện nay,  đã bổ sung thêm 02 trường hợp nữa là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc cùng người học theo chế độ cử tuyển.

Nói tóm lại, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc không được “tuyển thẳng” vào công thức mà được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Ngoài ra, còn một số đối tượng khác cũng được xét tuyển vào công chức tại bài viết dưới đây:

>> Từ 01/7/2020, trường hợp nào được xét tuyển vào công chức?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.