Sinh viên cử tuyển được bảo đảm việc làm sau khi học?

Chế độ dành cho sinh viên, học sinh cử tuyển hiện được rất nhiều người quan tâm. Vậy liệu có đúng là sau khi tốt nghiệp, sinh viên cử tuyển được bảo đảm việc làm không?


Sinh viên cử tuyển không quá 25 tuổi?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 90 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009, các đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển là công dân Việt Nam:

- Thuộc các dân tộc, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh;

- Là người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thường trú tại khu vực III, II từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh.

Đáng lưu ý, ưu tiên đối tượng là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.

Đến 01/7/2020, khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực, các đối tượng cử tuyển được quy định tại Điều 87 gồm:

- Người dân tộc thiểu số rất ít người. Trong đó, dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP);

- Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Trong đó, tiêu chuẩn để được hưởng chế độ cử tuyển gồm:

- Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp (nếu cử tuyển vào đại học, cao đẳng); Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (nếu cử tuyển vào trung cấp);

- Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt khá trở lên; xếp loại học tập năm cuối cấp hoặc cuối khóa đạt trung bình trở lên (người dân tộc thiểu số), loại khá trở lên (người dân tộc Kinh);

- Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển với ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;

- Không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định;

- Không thuộc biên chế Nhà nước.

Căn cứ quy định trên, không chỉ dưới 25 tuổi mà người được hưởng chế độ cử tuyển còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đã nêu ở trên.

Chế độ dành cho sinh viên cử tuyển

Chế độ dành cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp​ (Ảnh minh họa)


Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cử tuyển được bảo đảm việc làm?

Theo phân tích ở trên có thể thấy việc thực hiện chế độ cử tuyển là chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người dân tộc thiểu số (căn cứ Nghị quyết số 33/2016/QH14).

Đặc biệt, theo quy định tại Điều 87 Luật Giáo dục năm 2019, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

Song song với đó, người được hưởng chế độ cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp theo quy định tại Điều 90 Luật Giáo dục năm 2005. Tuy nhiên, đến Luật Giáo dục 2019, người học cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học.

Không chỉ vậy, trong quá trình học tập, các cơ sở giáo dục cũng có trách nhiệm hỗ trợ người học cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra. Sau đó, những người này sẽ được xét tuyển và bố trí việc làm (Điều 87 Luật Giáo dục 2019).

Căn cứ quy định này, Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2019 khẳng định:

Người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học được xét tuyển công chức

Có thể thấy, từ 01/7/2020, người đi học cử tuyển sẽ được xét tuyển vào công chức tại địa phương nơi cử đi học. Như vậy, sắp tới, sinh viên đi học theo chính sách cử tuyển được bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Liên quan đến các quy định về việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, độc giả có thể đọc thêm tại bài viết dưới đây:

>> Các trường hợp được ưu tiên trong tuyển dụng công chức

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.