Không tăng lương cơ sở 2021: Vẫn có điểm lợi

Ngày 12/11/2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước 2021 chính thức “chốt” không tăng lương cơ sở 2021.

Năm 2021 không tăng lương cơ sở, nghĩa là cán bộ, công chức, viên chức vẫn áp dụng mức lương 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP như hiện nay.

Như vậy, trong năm 2021, những khoản tiền sau đây của cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên:

- Lương, phụ cấp và các khoản thu ngoài lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức;

- Lương hưu của người hưởng lương hưu từ ngân sách Nhà nước;

- Mức tiền thưởng của Đảng viên;

- Trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần khi sinh con;

- Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua, Bằng khen, Giấy khen…

Xem thêm…

Có thể thấy, không tăng lương cơ sở khiến thu nhập cán bộ, công chức, viên chức không tăng, đồng nghĩa khoảng cách giữa mức lương của cán bộ, công chức, viên chức và lương của doanh nghiệp vẫn có sự chênh lệch đáng kể.

Tuy nhiên, xét về mặt tích cực, một số khoản đóng góp của người lao động cũng được giữ nguyên nên có thể nói, lương cơ sở không tăng người lao động vẫn được hưởng một số quyền lợi nhất định như:


1/ Giữ nguyên mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT)

Như đã biết, lương cơ sở là căn cứ dùng để tính đóng một số chế độ bảo hiểm. Do đó, khi không tăng lương cơ sở, những người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không phải đóng số tiền cao hơn như khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

- Mức đóng BHXH bắt buộc tối đa: Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc (theo Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH);

- Mức đóng BHYT tối đa: Mỗi tháng người lao động đóng 1,5% (theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH);

- Mức đóng BHYT hộ gia đình: Người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất (theo Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018);

- Quyền lợi hưởng BHYT 05 năm liên tục: Nếu có số tiền chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% (theo Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

Do đó, khi lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả chỉ phải lớn hơn 8,940 triệu đồng mà không phải là 9,6 triệu đồng như khi lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng.

Quyền lợi khi không tăng lương cơ sở 2021 là gì?
Quyền lợi khi không tăng lương cơ sở 2021 là gì? (Ảnh minh họa)


2/ Không tăng mức đóng Đoàn phí khi là Đoàn viên công đoàn cơ sở

Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, mức tiền đóng Đoàn phí được quy định như sau:

- Đoàn viên ở công đoàn cơ sở: 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH;

- Đoàn viên ở công đoàn cơ sở doanh nghiệp Nhà nước: 1% tiền lương thực lĩnh, tối đa là 10% mức lương cơ sở;

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tối đa bằng 10% mức lương cơ sở.

Do đó, mức đóng Đoàn phí tối thiểu là: 14.900 đồng/tháng; tối đa là 149.000 đồng/tháng Trong khi đó, nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng thì mức đóng tối thiểu là 16.000 đồng/tháng; mức đóng tối đa là 160.000 đồng/tháng.

Trên đây là quy định về một số quyền lợi khi không tăng lương cơ sở năm 2021. Nếu có thắc mắc gì khác, độc giả liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đã có Bảng lương cán bộ, công chức 2021 (chính thức)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.