Tổng hợp 6 quyền lợi của giáo viên tiểu học theo Thông tư 28

Ngày 20/10/2020 sắp tới đây là ngày chính thức có hiệu lực của Thông tư số 28 về Điều lệ Trường tiểu học. Trong đó, so với Điều lệ hiện nay, Thông tư 28 này đã bổ sung nhiều quyền lợi của giáo viên tiểu học.


1/ Được hưởng tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác

Hiện nay, theo Nghị quyết 122 về kỳ hợp thứ 9, giáo viên không được tăng lương cơ sở. Đồng thời, theo Công văn số 8982/BTC-HCSN, phụ cấp thâm niên nhà giáo chỉ bỏ khi có chế độ tiền lương mới.

Do đó, hiện nay, giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng vẫn được hưởng lương, phụ cấp như từ ngày 01/7/2019.

Xem thêm…


2/ Được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp

Việc thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;

- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề;

- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm.

Do đó, giáo viên tiểu học cũng như các giáo viên khác sẽ được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp thông qua 03 hình thức nêu trên.

6 quyền lợi của giáo viên tiểu học
Tổng hợp 6 quyền lợi của giáo viên tiểu học theo Thông tư 28 (Ảnh minh họa)


3/ Được bảo vệ nhân phẩm, sức khỏe, hưởng quyền lợi vật chất, tinh thần

Quy định này vẫn được kế thừa từ quy định hiện nay tại khoản 4 Điều 35 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, giáo viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

Đây cũng là một trong những quyền của nhà giáo nêu tại Điều 70 Luật Giáo dục năm 2019.


4/ Được tự chủ thực hiện chuyên môn

Theo quy định hiện nay tại Điều lệ đang có hiệu lực, giáo viên tiểu học chỉ được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, tại Thông tư 28, giáo viên tiểu học được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường...

Xem thêm…

Giáo viên tiểu học nâng chuẩn trình độ
Giáo viên tiểu học nâng chuẩn trình độ được hỗ trợ học phí (Ảnh minh họa)


5/ Được tạo điều kiện nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Với giáo viên tiểu học cũng vậy. Cũng như những đối tượng khác, giáo viên tiểu học sẽ được tạo điều kiện nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Không chỉ vậy, giáo viên tiểu học còn được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác khi được cấp có thẩm quyển cử đi học tập, bồi dưỡng.

Ngoài ra, theo Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, giáo viên tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây sẽ được cử đi học nâng trình độ chuẩn:

- Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;

- Tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp); còn đủ 07 năm công tác (giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng) đến tuổi được nghỉ hưu.

Khi thuộc trường hợp được cử đi học nâng chuẩn đào tạo, giáo viên tiểu học được tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ tiền đóng học phí; được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp; được tính thời gian đào tạo và thời gian công tác liên tục…

Xem thêm…


6/ Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác

Quyền lợi này hiện nay chưa được quy định cụ thể tại Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 41 năm 2010. Hiện, các quy định về khen thưởng giáo viên đang được thực hiện theo Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT ngày 31/7/2020.

Theo đó, giáo viên có thành tích trong công tác, học tập có thể được nhận một trong các loại bằng khen sau đây: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”…

Ngoài ra, Thông tư 28 cũng quy định cụ thể các quyền của giáo viên chủ nhiệm. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm ngoài những quyền trên còn có các quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được cho phép học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác…

Trên đây là 06 quyền lợi của giáo viên tiểu học theo Thông tư 28/2020. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm một số quy định khác liên quan đến giáo viên tiểu học tại bài viết dưới đây:

>> Giáo viên tiểu học cần biết 7 quy định mới này trước 20/10/2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?