Hiện nay, mọi người vẫn thường nhầm lẫn, coi miễn nhiệm chức vụ là một trong các hình thức kỷ luật cán bộ. Vậy trong trường hợp nào cán bộ sẽ bị miễn nhiệm theo quy định mới nhất?
- Xin miễn nhiệm: Cán bộ không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác (theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức).
Đặc biệt, đây không phải một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ bởi cán bộ chỉ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm.
Như vậy, miễn nhiệm chức vụ cán bộ sẽ xảy ra trong 02 trường hợp: bị miễn nhiệm và xin miễn nhiệm.
Quy trình miễn nhiệm cán bộ cập nhật mới nhất (Ảnh minh họa)
Chi tiết quy trình miễn nhiệm cán bộ mới nhất
Về quy trình miễn nhiệm cán bộ, Quy định 260 nêu rõ:
Hồ sơ xem xét miễn nhiệm
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ;
- Văn bản liên quan: Quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến cán bộ…
- Tóm tắt lý lịch của cán bộ;
- Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ.
Quy trình xem xét miễn nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác
- Bước 1: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác đề xuất việc miễn nhiệm;
- Bước 2: Người đứng đầu chỉ đạo cơ quan tham mưu và đơn vị liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy Đảng;
- Bước 3: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
- Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền;
- Bước 5: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình xem xét miễn nhiệm với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
- Bước 1: Cơ quan tham mưu của cấp trên đề xuất miễn nhiệm;
- Bước 2: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, xin ý kiến của cơ quan có liên quan theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền;
- Bước 3: Tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên sau khi trao đổi với cấp ủy Đảng;
- Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền;
- Bước 5: Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, tùy vào thẩm quyền xem xét miễn nhiệm cán bộ, quy trình miễn nhiệm cán bộ sẽ thực hiện theo một trong hai trường hợp đã nêu ở trên.
Hiện nay, việc miễn nhiệm thường hay bị nhầm lẫn về ý nghĩa, bản chất với bãi nhiệm và cách chức. Để phân biệt cụ thể các hình thức này, độc giả có thể theo dõi thêm bài viết dưới đây:
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.
Vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ thêm 02 chế độ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc từ 01/8. Cụ thể đó là chế độ gì? Cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc bố trí nhân sự bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào luôn nhận được sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về bố trí cán bộ, công chức tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Cùng theo dõi điểm mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ 01/01/2025 tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.