Mọi giáo viên cần biết: Quy định mới nhất về lương, phụ cấp

Năm 2021, cũng như các đối tượng khác, vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên có nhiều quy định mới, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng này. Vậy các quy định đó là gì?


Giáo viên các cấp xếp lương theo cách mới từ 20/3/2021

Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời ban hành 04 Thông tư liên quan đến xếp lương của giáo viên dạy trung học phổ thông (Cấp 3), trung học cơ sở (cấp 2), tiểu học và mầm non công lập. Những chính sách này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 03/02/2021.

Theo đó, với từng đối tượng giáo viên nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có điều chỉnh mới trong cách xếp lương như sau:

1/ Giáo viên cấp 3

Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, giáo viên cấp 03 gồm các chức danh nghề nghiệp sau đây:

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13.

Đồng thời, Thông tư 04 này cũng hướng dẫn xếp lương cho giáo viên cấp 3 theo các hạng như sau:

- Giáo viên cấp 3 hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98;

- Giáo viên cấp 3 hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38;

- Giáo viên cấp 3 hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78.

Có thể thấy, xếp lương giáo viên cấp 3 không có sự thay đổi so với quy định tại Thông tư số 23 năm 2015.

Mọi giáo viên cần biết: Quy định mới nhất về lương, phụ cấpLương giáo viên cấp 3 không có sự thay đổi so với hiện nay (Ảnh minh họa)


2/ Giáo viên cấp 2

Với giáo viên cấp 2, mặc dù vẫn giữ các hạng I, II và III nhưng mã số tương ứng với từng hạng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi so với quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch 22 năm 2015:

- Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.12);

- Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.11);

- Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.10).

Theo đó, nếu giáo viên ở hạng chức danh nghề nghiệp cũ đạt chuẩn so với hạng chức danh mới thì được bổ nhiệm tương ứng. Còn nếu chưa đạt chuẩn thì được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Giáo viên hạng I mã số V.07.04.10 đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng I mã số V.07.04.30; chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.04.31.

- Giáo viên hạng II mã số V.07.04.11 đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.04.31; chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32.

- Giáo viên hạng III mã số V.07.04.12 được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32.

Kéo theo đó, cách xếp lương của giáo viên cấp 2 theo hạng chức danh nghề nghiệp mới được hướng dẫn như sau:

- Giáo viên cấp 2 hạng III, mã số V.07.04.32: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 - 4,89).

- Giáo viên cấp 2 hạng II, mã số V.07.04.31: Áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,00 - 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98).

- Giáo viên cấp 2 hạng I, mã số V.07.04.30: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 có hệ số lương từ 4,0 - 6,38).

Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới, mức lương của giáo viên cấp 2 đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tăng hơn so với hiện nay.

3/ Giáo viên tiểu học

Điều 2 Thông tư liên tịch số 21/2015 quy định, giáo viên tiểu học gồm 03 chức danh: Hạng I (mã số V.07.03.07); hạng II (mã số V.07.03.08) và hạng III (mã số V.07.03.09).

Trong khi đó, theo quy định mới nhất tại Điều 2 Thông tư 02 năm 2021, giáo viên tiểu học gồm hạng I mã số V.07.03.27; hạng II mã số V.07.03.28; hạng III mã số V.07.03.29.

Theo đó, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02 này như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng IV, mã số V.07.03.09: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.29. Nếu chưa đạt chuẩn trình độ thì giữ nguyên mã số và xếp lương viên chức loại B có hệ số từ 1,86 - 4,06 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm hạng III hoặc đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.08: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29. Nếu chưa đạt chuẩn thì áp dụng hệ số lương viên chức A0 từ 2,1 - 4,89 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm hạng III hoặc đến khi nghỉ hưu;

- Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.28; nếu chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.03.29. Sau khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào chức danh hạng II mà không phải thi hoặc xét thăng hạng.

- Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.28: Bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng I mã số V.07.03.27 khi được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Đồng thời, ĐIều 8 Thông tư 02 hướng dẫn cách xếp lương với các hạng mới như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98.

- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38.

- Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 - 6,78.

Hiện nay, giáo viên tiểu học đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III). Như vậy, sắp tới, hệ số lương của giáo viên tiểu học cao hơn.

Mọi giáo viên cần biết: Quy định mới nhất về lương, phụ cấpHệ số lương cao nhất của giáo viên tiểu học là 6,48 (Ảnh minh họa)


4/ Giáo viên mầm non

Cũng như giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non hiện nay theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV gồm 03 hạng là hạng II, hạng III và hạng IV. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 2 Thông tư số 01 năm 2021, giáo viên mầm non gồm hạng I, hạng II và hạng III.

Theo đó, các giáo viên đang được xếp theo hạng hiện nay sẽ được bổ nhiệm vào hạng mới như sau:

- Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06): Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26. Nếu chưa đạt chuẩn thì giữ nguyên mã V.07.02.06, áp dụng hệ số lương viên chức loại B từ 1,86 - 406 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên hạng III mã số V.07.02.05: Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26.

- Giáo viên hạng II mã số V.07.02.04: Bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.02.25; nếu trúng tuyển kỳ thi/xét thăng hạng thì được bổ nhiệm vào hạng I mã số V.07.02.24; nếu chưa đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26.

Khi đó, cách xếp lương cho các hạng mới của giáo viên mầm non được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 01/2021 như sau:

- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 - 4,89.

- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98.

- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2,2 từ 4,0 - 6,38.

Trong khi đó, hiện nay, giáo viên mầm non đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III). Bởi vậy, theo quy định này, lương giáo viên mầm non sẽ tăng hơn so với hiện tại.

Xem thêm…

quy dinh moi nhat ve luong phu cap cua giao vien
Quy định mới nhất về lương phụ cấp của giáo viên (Ảnh minh họa)


Từ 01/7/2022, “cắt” phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Mặc dù theo Luật Giáo dục năm 2019, từ thời điểm 01/7/2020 giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên. Đây cũng là một trong những cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2017.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, việc cải cách tiền lương đã bị lùi đến ngày 01/7/2022. Đồng thời, tại phiên họp thứ 50 ngày 09/11/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 460/BGDDT-NGCBQLGD đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Như vậy, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện vẫn đang giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, các khoản phụ cấp khác của giáo viên cũng được giữ nguyên như quy định hiện nay. Trong đó, có thể kể đến:

1/ Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Phụ cấp này áp dụng với giáo viên kể cả đang thử việc hoặc hợp đồng thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí…

Trong đó, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề gồm các mức 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% tính theo mức lương tối thiểu.

Xem thêm…

2/ Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Giáo viên ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng:

- Phụ cấp lưu động: 0,2 so với mức lương cơ sở (năm 2021 tương đương 298.000 đồng);

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung.

Xem thêm…

3/ Phụ cấp khu vực

Nếu giảng dạy ở vùng có yếu tố địa lý khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn… thì giáo viên được hưởng phụ cấp khu vực với các mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

Xem thêm…

Để theo dõi chi tiết về các khoản phụ cấp này của giáo viên, độc giả xem thêm tại đây.

Trên đây là quy định mới nhất về lương, phụ cấp của giáo viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021

>> Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021

>> Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/202

Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.