Quy định mới liên quan đến quyền lợi công chức, viên chức từ 01/9

Đầu tháng 9/2020, một số văn bản mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức sẽ chính thức có hiệu lực.

Thay đổi về thời gian nghỉ hè của giáo viên

Nghị định 84 hướng dẫn Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 01/9/2020, trong đó có quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên. Cụ thể:

- Giáo viên mầm non, giáo viên các cấp phổ thông, trường chuyên biệt: Nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng: Nghỉ hè 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Giảng viên đại học: Nghỉ hè theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Ngoài thời gian nghỉ hè, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần (tại Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT); của giáo viên các cấp phổ thông và trường chuyên biệt là 02 tháng (tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).

Riêng với giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, nghỉ hàng năm là 08 tuần gồm nghỉ Tết, nghỉ lễ, nghỉ hè; giảng viên trường cao đẳng và đại học chưa có quy định cụ thể (theo Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT).

Quy định mới liên quan đến quyền lợi công chức, viên chức từ 01/93 quy định mới liên quan đến công chức, viên chức từ 1/9 (Ảnh minh họa)


Thay đổi về thời gian làm việc của giảng viên đại học

Một văn bản khác có hiệu lực vào ngày 11/9/2020 ảnh hưởng trực tiếp đến các giảng viên đại học là Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo, quy định về chế độ làm việc của giảng viên.

Cụ thể, thời gian làm việc của giảng viên đại học trong năm học là 44 tuần tương đương với 1.760 giờ hành chính.

Trước đây, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47 năm 2014, tổng quỹ thời gian trong năm học vẫn là 1.760 giờ nhưng thời gian làm việc lại được thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ.

Ngoài ra, định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên cũng có sự điều chỉnh tăng so với quy định cũ.

Trước đây, tại Thông tư 47, định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong một năm học được ấn định số giờ cụ thể là 270 giờ và thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.

Từ 11/09/2020, định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 - 350 giờ chuẩn giảng dạy, tương đương từ 600 - 1050 giờ hành chính.

Công chức là người tố cáo được bảo vệ vị trí công tác

Nếu cán bộ, công chức, viên chức là người đứng lên tố cáo tổ chức, cá nhân có sai phạm thì ngoài được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo Luật Tố cáo, còn được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo Thông tư 03/2020/TT-BNV, có hiệu lực từ ngày 05/9/2020.

Cụ thể như: Sẽ không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ vị trí công tác trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo.

Đồng thời, không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ trừ trường hợp:

- Được sự đồng ý của người đó

- Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác;

- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Trên đây là những quy định mới liên quan đến công chức, viên chức (cụ thể là giảng viên, giáo viên) sẽ có hiệu lực trong tháng 9/2020.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.