Phụ cấp trách nhiệm theo nghề: Công chức nào được hưởng?

Cũng như các loại phụ cấp khác, hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài lương còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Nhưng liệu có phải nghề nào cũng được hưởng phụ cấp này không?


4 ngành được hưởng trách nhiệm theo nghề

Theo điểm c khoản 8 Điều 6 các loại chế độ phụ cấp lương của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp trách nhiệm theo nghề là một trong các loại phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc.

Theo đó, quy định này nêu rõ chỉ những chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp mới được hưởng.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012.  Điều 1 Quyết định này nêu rõ, đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề gồm:

- Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

- Công chứng viên làm việc ở Phòng Công chứng.

Đáng lưu ý, những người là Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án làm việc ở Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng hải quân, Bộ Tổng tham mưu và Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng thì không áp dụng loại phụ cấp quy định tại Quyết định 27 này.

Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Quyết định 27 cũng nêu rõ, những khoảng thời gian sau đây sẽ không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề:

- Đi công tác, làm việc ở nước ngoài mà người đó được hưởng 40% lương;

- Được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;

- Nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Bị tạm đình chỉ công tác;

- Bị tạm giam, tạm giữ.

Như vậy, hiện nay, chỉ có 04 chức danh nêu trên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề và thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì được cơ quan đó chi trả phụ cấp.

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề: Ai là người được hưởng? (Ảnh minh họa)

Chi tiết cách tính mức hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 204 và Quyết định 27 nêu trên, mức hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề được tính theo công thức:

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề = % mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

% mức lương hiện hưởng gồm:

15%: Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên;

20%: Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án;

25%: Chấp hành viên trung cấp và Thẩm tra viên thi hành án;

30%: Chấp hành viên sơ cấp

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ Thông tư 02/2005/TT-BNV, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Lương cơ sở: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38 năm 2019);

Hệ số của phụ cấp chức vụ lãnh đạo tùy vào từng chức vụ cụ thể được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Phụ cấp thâm niên vượt khung

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004 và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 04/2005/TT-BNV, phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Đến năm thứ 4 trở đi, mỗi năm tính thêm 1% nữa.

Khoản phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng cũng như hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đáng lưu ý, ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Nổi bật nhất của Nghị quyết này là việc sẽ bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp của công chức từ năm 2021. Và phụ cấp trách nhiệm theo nghề là một trong số những khoản phụ cấp sẽ bị thay đổi.

Cụ thể, phụ cấp trách nhiệm theo nghề sẽ được gộp chung với phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành “phụ cấp theo nghề”.

Lý do đưa ra là bởi vì hiện nay, công chức đang được nhận quá nhiều khoản phụ cấp, phát sinh nhiều bất cập và không thể hiện rõ thứ bậc trong hoạt động công vụ cũng như chưa phát huy được trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, những khoản phụ cấp này còn dàn trải và không tạo được động lực cho công chức phát huy năng lực, chuyên môn của mình.

Nói tóm lại, hiện nay phụ cấp trách nhiệm theo nghề chỉ áp dụng với 04 đối tượng nêu tại điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP và từ năm 2021 sẽ bị gộp chung với các khoản phụ cấp khác thành phụ cấp theo nghề.

>> Bị cắt phụ cấp, thu nhập công chức từ 2021 vẫn cao hơn hiện nay?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.