Phụ cấp trách nhiệm ngành y tế sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?

Bên cạnh lương cơ sở, phụ cấp cũng là một trong những điều được các cán bộ ngành y tế quan tâm. Vậy sau cải cách tiền lương 01/7/2024, phụ cấp trách nhiệm ngành y tế sẽ thay đổi thế nào?
Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Phụ cấp trách nhiệm ngành y tế sẽ thay đổi thế nào sau 01/7/2024?

phu-cap-trach-nhiem-nganh-y-te-se-thay-doi-the-nao

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, sau khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm dành cho các công chức, viên chức có yếu tố lao động cao hơn bình thường được đề xuất gộp chung thành phụ cấp theo nghề.

Như vậy, sau cải cách tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế sẽ không được hưởng riêng phụ cấp trách nhiệm ngành như hiện nay mà sẽ chỉ hưởng khoản phụ cấp chung là phụ cấp theo nghề.

Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp khác cũng sẽ được sắp xếp lại nhằm giữ tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương. Cụ thể, đối với ngành y tế, chế độ phụ cấp dự kiến sẽ được điều chỉnh như sau:

Gộp:

  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thành phụ cấp theo nghề.
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm tại các vùng đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Bãi bỏ:

  • Phụ cấp thâm niên.
  • Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  • Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội
  • Phụ cấp công vụ
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Do đó, nếu áp dụng đúng theo tinh thần Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, từ 01/7/2024, viên chức y tế đủ điều kiện sẽ được hưởng 08 loại phụ cấp gồm:

  • Phụ cấp kiêm nhiệm.
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung.
  • Phụ cấp khu vực.
  • Phụ cấp trách nhiệm công việc.
  • Phụ cấp lưu động.
  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề.
  • Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
  • Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cải cách tiền lương gắn liền với việc phát triển cơ bản, toàn diện đối với ngành giáo dục và y tế.

Theo đó tới đây, bên cạnh giáo dục, y tế là một trong hai ngành sẽ có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ các cán bộ, công chức, viên chức khác.

Việc hỗ trợ đảm bảo tiền lương bao gồm cả phụ cấp đối với ngành y tế không chỉ nhằm đảm bảo mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức mà còn thể hiện ưu đãi đối với ngành.

Mức phụ cấp trách nhiệm công việc với ngành y tế hiện nay

phu-cap-trach-nhiem-nganh-y-te-se-thay-doi-the-nao
Mức phụ cấp trách nhiệm ngành y tế hiện nay được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

Hiện nay, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với ngành y tế quy định gồm 04 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở (Tiểu mục 1 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV).

Mức lương cơ sở hiện hành được quy định là 1,8 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Theo đó, mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc được tính như sau:

Mức

Hệ số

Mức phụ cấp trách nhiệm công việc

1

0,5

900.000 đồng

2

0,3

540.000 đồng

3

0,2

360.000 đồng

4

0,1

180.000 đồng

Trong đó, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế hiện đang được hưởng theo các mức phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:

- Mức 1 (hệ số 0,5) gồm cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương tại các phòng:

  • Phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2 (Bệnh viện Hữu nghị)
  • Phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3 (Bệnh viện Hữu nghị)
  • Phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 (Bệnh viện Hữu nghị)
  • Phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam (Bệnh viện Thống nhất)

- Mức 2 (hệ số 0,3) gồm:

  • Trạm trưởng/Trại trưởng các trại, trạm nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để phục vụ việc nghiên cứu trong làm thuốc, trong các phòng thí nghị y khoa, dược khoa.
  • Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương tại Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Nẵng…
  • Cán bộ y tế thuộc biên chế trả lương thuộc các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu, trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05.

- Mức 3 (hệ số 0,2) gồm:

  • Phó trạm trưởng/Phó trại trưởng các trại, trạm nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để phục vụ việc nghiên cứu trong làm thuốc, trong các phòng thí nghị y khoa, dược khoa.
  • Cán bộ, viên chức y tế thuộc biên chế trả lương tại các trại điều dưỡng dành cho thương binh nặng, các bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh nhân mắc bệnh phong.
  • Cán bộ, viên chức y tế thuộc biên chế trả lương tại Bệnh viện Hữu Nghị.
  • Bác sĩ, kỹ thuật viên y học làm công tác chăm sóc, theo dõi, kiểm tra, phục hồi cho các vận động viên tại các đội tuyển Quốc gia.

- Mức 4 (hệ số 0,1) gồm:

  • Cán bộ y tế chuyên phụ trách đỡ đẻ tại các trạm y tế, bệnh viện, viện phụ sản, khoa sản ở bệnh viện đa khoa.
  • Cán bộ y tế chuyên thực hiện việc kiểm nghiệm thuốc trực tiếp.
  • Bác sĩ, kỹ thuật viên y học làm công tác chăm sóc, theo dõi, kiểm tra, phục hồi cho các vận động viên tại đội tuyển cấp ngành, cấp tỉnh.

Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam về phụ cấp trách nhiệm ngành y tế sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.