Công chức ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, hưởng phụ cấp thế nào?

Phụ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn dành cho công chức là vấn đề mà khá nhiều độc giả quan tâm. Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết vấn đề này.

Phụ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn của công chức

Công chức khi ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP. Theo đó, mức trợ cấp này được tính như sau:

Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được trợ cấp bằng ½ mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm:

- Chuyển công tác.

- Nghỉ hưu.

- Nơi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn mà sau đó cấp có thẩm quyền quyết định nơi đó không còn là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn nữa.

Trong đó:

- Mức lương tháng hiện hưởng: Được tính theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền quy định. Hiện nay, công chức được hưởng lương theo công thức: Hệ số x mức lương cơ sở.

Ví dụ như: Công chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0; công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89…

  • Mức lương cơ sở đang áp dụng từ ngày 01/7/2023 trở đi là 1,8 triệu đồng/tháng.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Căn cứ vào bảng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương ứng với từng chức vụ của công chức nêu tại phụ lục Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công chức giữ chức vụ nào thì hưởng hệ số phụ cấp của chức vụ đó theo công thức dưới đây:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo x 1,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở)

- Phụ cấp thâm niên vượt khung: Căn cứ Thông tư 04/2005/TT-BNV, phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% cho 03 năm (hoặc 02 năm tuỳ vào từng đối tượng công chức) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức.

Sau đó, cứ mỗi năm tiếp theo sẽ được hưởng thêm 1% nếu đủ các tiêu chuẩn được hưởng loại phụ cấp này.

Như vậy, khi công chức được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu thì cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ chi trả trợ cấp này là cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng công tác hoặc khi nghỉ hưu.

Công chức ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, hưởng phụ cấp thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Công chức nào được hưởng phụ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, công chức được hưởng phụ cấp ra khỏi vùng khó khăn là người đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Đang công tác.

- Có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở elen.

- Chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu hoặc nơi công tác trước đây là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn mà hiện tại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì không còn là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Trước đó, khi công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, công chức sẽ được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp gồm:

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; phụ cấp ưu đãi nghề.

- Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác, trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt.

- Hỗ trợ tiền tàu xe khi nghỉ việc riêng, hỗ trợ học phí khi đi học bồi dưỡng nghiệp vụ.

Trên đây là chi tiết mức hưởng phụ cấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn của công chức. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được gặp chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục