Phụ cấp ngành thanh tra là bao nhiêu? [2023]

Ngành thanh tra là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể phụ cấp ngành thanh tra năm 2023. Cùng theo dõi nhé.

1. Ngành thanh tra gồm những ngạch nào?

1.1 Ngành thanh tra gồm những ngạch nào?

Căn cứ Điều 38 Luật Thanh tra năm 2022, ngạch thanh tra viên bao gồm 03 chức danh: Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp. Trong đó, thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra.

Theo đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật này (Nghị định 43 sẽ có hiệu lực từ 15/8/2023 tới đây) quy định về ngạch thanh tra viên gồm các ngạch công chức sau đây:

- Thanh tra viên cao cấp có mã số 04.023.

- Thanh tra viên chính có mã số 04.024.

- Thanh tra viên có mã số 04.025.

Số lượng, tiêu chuẩn và phụ cấp ngành thanh tra là bao nhiêu?
Số lượng, tiêu chuẩn và phụ cấp ngành thanh tra là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch thanh tra viên là gì?

Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo của ngạch thanh tra viên, Điều 39, 40, 41 của Luật Thanh tra có quy định như sau:

STT

Ngạch thanh tra

Tiêu chuẩn

1

Thanh tra viên

- Là công chức, sĩ quan quân đội/công an, làm công tác cơ yếu trừ quy định khác.

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp Việt Nam, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.

- Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Có đầy đủ kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật. Riêng thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác (nếu pháp luật có yêu cầu).

- Có tối thiểu 02 năm làm công tác thanh tra (không kể tập sự) hoặc nếu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan công an/quân đội, làm công tác cơ yếu từ cơ quan khác chuyển sang thì phải có ít nhất 05 năm công tác trở lên

2

Thanh tra viên chính

- Có đầy đủ tiêu chuẩn của ngạch thanh tra viên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính và chứng chỉ khác (nếu pháp luật có yêu cầu).

- Giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu 09 năm.

3

Thanh tra viên cao cấp

- Có tiêu chuẩn của thanh tra viên

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác (nếu pháp luật có yêu cầu).

- Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương tối thiểu 06 năm

2. Phụ cấp ngành thanh tra năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, thanh tra viên được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Cụ thể như sau:

STT

Đối tượng

Mức hưởng phụ cấp

1

  • Tổng Thanh tra Chính phủ
  • Phó Tổng thanh tra Chính phủ
  • Thanh tra viên cao cấp

15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

2

Thanh tra viên chính

20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

3

Thanh tra viên

25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

4

Thanh tra viên là công chức

- Hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức khác

- Hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, chế độ, chính sách đặc thù khác

5

  • Thanh tra viên là sĩ quan quân đội/công an
  • Thanh tra viên là người làm công tác cơ yếu

Hưởng thêm chế độ như với lực lượng vũ trang

Căn cứ bảng trên, có thể thấy, mức hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề của ngạch thanh tra viên không có sự thay đổi so với quy định cũ tại Thông tư liên tịch số 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC.

Tuy nhiên, quy định cũ có hướng dẫn chi tiết hơn các đối tượng không hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra gồm:

  • Người đã được miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không còn thuộc ngành thanh tra.
  • Thời gian chỉ được hưởng 40% tiền lương do đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài.
  • Thời gian người làm việc trong ngành thanh tra đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên.
  • Thời gian người làm trong ngành thanh tra nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên.
  • Thời gian mà ngạch thanh tra viên này nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật.
  • Thời gian người thuộc ngạch thanh tra viên bị đình chỉ công tác.

Như vậy, trên đây là chi tiết cách tính và mức hưởng, điều kiện hưởng phụ cấp ngành thanh tra. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về Đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời. Cụ thể: Đối tượng này có những quyền gì? Phải đóng Đảng phí ở nơi chuyển đến hay nơi chuyển đi? Phải làm thủ tục thế nào để chuyển sinh hoạt Đảng…