Ai được hưởng phụ cấp lưu trú? Cách tính thế nào?

Phụ cấp lưu trú là một trong các khoản phụ cấp mà cán bộ, công chức, viên chức được hưởng khi đi công tác. Vậy điều kiện, đối tượng nào được hưởng loại phụ cấp nào? Cách tính mức phụ cấp lưu trú được quy định ra sao?

1. Đối tượng nào được hưởng phụ cấp lưu trú?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC, phụ cấp lưu trú là một trong những khoản phụ cấp nằm trong công tác phí để tra cho người đi công tác trong nước.

Như vậy, có thể thấy, chỉ cần công chức, viên chức đi công tác thì sẽ được hưởng công tác phí, trong đó có phụ cấp lưu trú.

Có thể kể tên các trường hợp đi công tác được hưởng phụ cấp này như sau:

- Trong thời gian đi công tác và trong những ngày được cử đi công tác mà phải làm thêm giờ.

- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở đất liền được cử đi công tác, làm nhiệm vụ trên biển, đảo.

- Cán bộ, công chức, viên chức đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó.

- Khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan khác cùng tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản của cơ quan, đơn vị mình.

Lưu ý: Ngoài tiền phụ cấp lưu trú, công tác phí còn bao gồm các chi phí gồm chi phí đi lại, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu cán bộ, công chức, viên chức mang theo để làm việc (nếu có).

Ai được hưởng phụ cấp lưu trú?
Ai được hưởng phụ cấp lưu trú? Cách tính thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Cách tính phụ cấp lưu trú chi tiết nhất [2023]

Về cách tính phụ cấp lưu trú của cán bộ, công chức, viên chức, Điều 6 Thông tư 40 năm 2017 của Bộ Tài chính nêu rõ: Đây là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương của cơ quan, đơn vị cử người này chi trả.

Thời gian làm căn cứ để tính phụ cấp lưu trú bắt đầu từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác đó trở lên cơ quan, đơn vị trong đó bao gồm cả thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác.

Lưu ý: Loại phụ cấp này cũng được tính cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong ngày làm việc (đi và về trong cùng một ngày) theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị và sẽ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Về mức hưởng phụ cấp lưu trú của cán bộ, công chức, viên chức, khoản 1 Điều 6 Thông tư 40 quy định chính xác là 200.000 đồng/ngày. Riêng việc đi công tác trong ngày thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tính mức hưởng phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí:

  • Theo số giờ thực tế cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong ngày.
  • Theo thời gian thực tế phải làm ngoài giờ hành chính bao gồm cả thời gian đi đường.
  • Theo quãng đường đi công tác.

Riêng với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ở đất liền đi công tác trên biển, đảo thì mức hưởng phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.

Lưu ý: Cách tính phụ cấp này áp dụng với cả những ngày làm việc trên đảo, biển, những ngày đi và về trên biển đảo.

3. Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất

3.1 Điều kiện để được thanh toán phụ cấp

Để được hưởng công tác phí trong đó có phụ cấp lưu trú, cán bộ, công chức, viên chức đi công tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

- Được cử đi hoặc được mời tham gia đoàn công tác.

- Có đầy đủ chứng từ, hoá đơn để thanh toán.

Cần lưu ý, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thanh toán phụ cấp lưu trú:

- Điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế trong thời gian đi công tác.

- Khi đi học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng các chế độ của người đi học.

- Trong thời gian đi công tác thì có những ngày đi làm việc riêng thì những ngày này sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp lưu trú.

- Những ngày được giao thực hiện nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc tại cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3.2 Chứng từ cần có để được thanh toán phụ cấp

Chứng từ, hoá đơn cần có để thanh toán phụ cấp lưu trú nói riêng và tiền công tác phí nói chung được nêu tại Điều 10 Thông tư 40 năm 2017 gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Giấy đi đường có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đến công tác hoặc của khách sạn, nhà khách nơi các đối tượng đi công tác lưu trú trong thời gian đi công tác.

- Văn bản/kế hoạch công tác đã được phê duyệt; công văn, giấy tờ, văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác…

Trên đây là thông tin chi tiết về phụ cấp lưu trú gồm đối tượng, cách tính, trường hợp không được hưởng… Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ LuatVietnam tại tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về Đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời. Cụ thể: Đối tượng này có những quyền gì? Phải đóng Đảng phí ở nơi chuyển đến hay nơi chuyển đi? Phải làm thủ tục thế nào để chuyển sinh hoạt Đảng…