Phụ cấp kiêm nhiệm của công chức tính thế nào?

Ngoài lương, công chức còn được hưởng một số khoản phụ cấp và các khoản chi như tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền bồi dưỡng họp… Một trong các loại phụ cấp mà đối tượng này được hưởng là phụ cấp kiêm nhiệm.


Thôi kiêm nhiệm, công chức cũng thôi hưởng phụ cấp

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, người đang giữ chức danh lãnh đạo ở một đơn vị lại được bầu cử hoặc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan khác mà nơi này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng không hoạt động kiêm nhiệm.

Để hướng dẫn rõ hơn quy định này, tại mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV, Bộ Nội vụ quy định điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo gồm:

- Đang giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một đơn vị, cơ quan;

- Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan khác;

- Chức danh kiêm nhiệm ở cơ quan, đơn vị khác theo cơ cấu được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Do đó, thực tế có nhiều công chức lãnh đạo sẽ kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau ở cơ quan, đơn vị khác. Tuy vậy, theo quy định tại Thông tư này, một người chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh kiêm nhiệm đó.

Đặc biệt, khi thôi giữ chức danh kiêm nhiệm thì người đó cũng thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề luôn.

Phụ cấp kiêm nhiệm của công chức và cách tính chi tiết nhất (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách tính chi tiết nhất về phụ cấp kiêm nhiệm

Theo Mục III Thông tư 78 nêu trên, mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đơn vị, cơ quan khác được tính bằng công thức:

Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

1/ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Được tính theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019.

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định 204 năm 2004.

2/ Phụ cấp thâm niên vượt khung: Được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 04/2005/TT-BNV.

Theo đó, điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm:

- Có đủ 03 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh;

- Được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của công chức trong cơ quan Nhà nước; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.

Về mức hưởng, Thông tư 04 nêu trên quy định, công chức được hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Từ năm thứ 4 trở đi mỗi năm tính thêm 1% nữa.

Tóm lại, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chỉ áp dụng với công chức lãnh đạo kiêm nhiệm thêm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác và mức hưởng bằng 10% của phụ cấp chức vụ lãnh đạo cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

>> 5 loại phụ cấp của công chức đồng loạt tăng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục