Giáo viên mầm non được hưởng phụ cấp đứng lớp thế nào?

Phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non là vấn đề được khá nhiều độc giả quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Giáo viên là viên chức tại trường công lập

Phụ cấp đứng lớp hay còn gọi là phụ cấp ưu đãi nghề giáo viên hiện đang được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Theo đó, mức phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non được tính theo công thức sau đây:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Trong đó:

(1) Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%. Tuy nhiên, với giáo viên mầm non thì mức hưởng là 35% và 50% tuỳ vào từng địa bàn cụ thể dưới đây:

Mức phụ cấp

Giáo viên mầm non đang trực tiếp giảng dạy tại

35%

Trường mầm non ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

50%

Trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa

(2) Mức lương tối thiểu chung là các gọi trước đây của mức lương cơ sở. Hiện nay, theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng.

(3) Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng được quy định tại Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương như viên chức loại A0, từ 2,1 - 4,89; hạng II có hệ số lương như viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98; hạng I có hệ số lương như viên chức loại A2 nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38.

(4) Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có): Căn cứ mục IV Thông tư số 33/2005/TT- BGD&ĐT, hệ số chức vụ của các chức danh giáo viên tại trường mầm non như sau:

Chức vụ

Hạng trường

Hệ số

Hiệu trưởng

Hạng I

0,5

Hạng II

0,35

Phó Hiệu trưởng

Hạng I

0,35

Hạng II

0,25

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

Không phân biệt

0,2

Tổ phó chuyên môn và tương đương

Không phân biệt

0,15

(5) Hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Căn cứ Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV, hệ số thâm niên vượt khung được tính như sau:

- Giáo viên là viên chức đã có 03 năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng trong chức danh nghề nghiệp giáo viên từ loại A0 đến A3, sau 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng thì được hưởng phụ cấp thâm niên là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong chức danh đó.

Từ năm thứ tư trở đi nếu đủ hai tiêu chuẩn thì được hưởng thêm 1%. Trong đó, tiêu chuẩn là:

- Hoàn thành nhiệm vụ hàng năm được giao.

- Không bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

Phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non được hưởng bao nhiêu?
Phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non được hưởng bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Giáo viên mầm non dạy hợp đồng

Giáo viên mầm non là viên chức sẽ được hưởng phụ cấp đứng lớp hay còn gọi là phụ cấp ưu đãi nghề dành cho giáo viên như trên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu giáo viên mầm non dạy hợp đồng có được hưởng phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non không?

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01 năm 2006, đối tượng được áp dụng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề gồm:

- Nhà giáo kể cả người đang trong thời gian hợp đồng thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập và các trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội hay gọi chung là cơ sở giáo dục công lập.

- Nhà giáo kể cả người đang trong thời gian hợp đồng thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trại, tạm, phòng thí nghiệm.

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, có trực tiếp giảng dạy đủ số giờ.

Như vậy, có thể thấy, quy định này không phân biệt giáo viên mầm non đó có phải là viên chức hay không phải là viên chức mà chỉ cần đáp ứng chung các điều kiện sau đây:

- Là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy hoặc làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trại, tạm, phòng thí nghiệm tại các trường mầm non công lập.

- Thuộc biên chế trả lương của cơ sở giáo dục công lập.

- Làm công tác quản lý nhưng có trực tiếp giảng dạy đủ số giờ quy định.

Do đó, giáo viên hợp đồng tại các trường công lập vẫn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non theo quy định nêu trên.

Trên đây là quy định về phụ cấp đứng lớp của giáo viên mầm non theo quy định hiện hành. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?